15Cholesterol là một dạng chất béo có trong cơ thể chúng ta được chuyển hóa từ thức ăn và một phần do gan sản sinh ra. Cholesterol toàn phần trên 240mg% được xem là không tốt cho sức khỏe: dễ mắc bệnh tim mạch, đường huyết.
Cholesterol là gì?
Cholesterol có hai nguồn gốc
- Từ thức ăn hàng ngày trong thịt mỡ, trứng… chiếm 20% nhu cầu cholesterol trong cơ thể.
- Do gan tạo ra chiếm đến 80%. Gan có khả năng tổng hợp cholesterol từ những chất khác như đường đạm.
Mỡ trong máu tồn tại dưới hai dạng chính là cholesterol và triglycerid.
Cholesterol được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein, loại có trọng lượng phân tử cao có tên là HDL, loại có trọng lượng phân tử thấp có tên là LDL, và nhiều loại lipoprotein khác mà ngày nay người ta chưa xác định được hết.
Cholesterol kết hợp với HDL được ký hiệu là HDL-c là một dạng cholesterol bảo vệ cho cơ thể chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol từ trong thành mạch ra ngoài.
Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa hai quá trình gây hại và bảo vệ. Cho nên khi ta dùng từ tăng cholesterol hay tăng mỡ trong máu để chỉ tình trạng này là không chính xác mà ta phải gọi là rối loạn lipoprotein trong máu, nghĩa là có tăng thành phần gây hại và giảm thành phần bảo vệ.
Làm sao biết Cholesterol trong máu cao?
Như vậy khi muốn biết có bị tăng cholesterol trong máu hay không ta cần làm những xét nghiệm sau:
Xét nghiệm đầy đủ để đánh giá tình trạng mỡ trong máu gồm 4 thành phần:
- Cholesterol toàn phần
- LDL-cholesterol
- HDL-cholesterol
- Triglycerid
(cholesterol toàn phần là tổng của LDL-c và HDL-c với một số thành phần khác)
Cholesterol bao nhiêu là cao?
Để đánh giá xét nghiệm chúng ta cần lưu ý:
Loại mỡ | Bình | Không tốt |
trong máu | thường | |
Cholesterol | Dưới | Trên |
toàn phần | 200mg% | 240mg% |
LHD-c | Dưới | Trên |
HDL-c | 130mg% | 160mg% |
Triglycerid | Trên | Dưới |
45mg% | 35mg% | |
Dưới | Trên | |
160mg% | 200mg% |
Khi xem kết quả xét nghiệm ta cần lưu ý sự cân bằng giữa thành phần bảo vệ và thành phần gây hại. Nếu thành phần gây hại LDL-c cao nhưng thành phần bảo vệ HDL-c cũng cao thì ít gây lo ngại. Còn nếu thành phần gây hại cao và thành phần bảo vệ thấp thì nguy hiểm hơn. Ngoài ra khi đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng tăng cholesterol, chúng ta phải lưu ý đến tuổi, có bệnh tim mạch hay tiểu đường, cao huyết áp đi kèm theo hay không…
Ví dụ ta thử đánh giá kết quả xét nghiệm cholesterol máu của 1 nguời nam 48 tuổi, cân nặng 48kg, cao 168cm nhân dịp khám sức khỏe định kỳ:
- Cholesterol toàn phần 260mg%
- HDL-c 60mg%
- LDL-c 170mg%
- Triglycerid 180mg%
Nhận xét: Có không nhiều các thành phần gây hại như cholesterol toàn phần, LDL-c và triglycerid nhưng thành phần bảo vệ còn cao HDL-c = 60mg%. Anh này không có bệnh tim mạch hay tiểu đường, tuổi cũng không cao nên chưa cần dùng thuốc điều trị hạ cholesterol vội mà có thể áp dụng phương pháp điều trị hạ cholesterol không dùng thuốc.