Cây kỉ tử là vị thuốc bổ huyết thuộc loại tốt nhất theo Đông Y. Rượu kỷ tử tác dụng bổ huyết, sáng mắc, chống lão hóa còn trà câu kỷ tử với hoa cúc tác dụng giảm cân, mỡ máu cực hay.
Câu kỷ tử là cây gì?
Câu kỷ tử hay gọi tắc là cây kỉ tử là cây bụi mọc đứng, phân cành nhiều, cao 0,5-1,5m. Cành mảnh, thỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá. Lá nguyên nhẵn, mọc cách, một số mọc vòng, cuống lá ngắn, phiến lá hình müi mác, hẹp đầu ở gốc. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc chụm lại. Đài nhẵn, hình chuông, có 3-4 thùy hình trái xoan nhọn, xẻ đến tận giữa ống. Tràng màu tím đỏ, hình phễu, chia 5 thùy hình trái xoan tù, có lông ở mép. Nhị 5, chỉ nhị hình chỉ đính ở đỉnh của ống tràng, dài hơn tràng. Bầu có 2 ô, vòi nhụy nhẵn dài bằng nhụy, đầu nhụy chẻ đôi. Quả mọng hình trứng, khi chín màu đỏ sầm, hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều hình thân dẹp. Ra hoa từ tháng 6-9, có quả từ tháng 7-10.
Câu kỷ tử có tác dụng gì?
- Đông y coi Kỷ tử là loại thuốc bổ huyết thuộc loại tốt nhất. Và điều đặc biệt là, vị thuốc này lại không đắt tiền, chỉ khoảng vài chục nghìn đồng 1kg, bởi lẽ cây có thể mọc ở nhiều vùng khí hậu khác nhau.
- Trước đây, Kỷ tử hoàn toàn phải nhập từ nước ngoài, nhưng từ nhiều năm nay đã được trồng ở khắp các nơi, nhất là ở các tỉnh phía Bắc. Có thể trồng bằng hạt hay cành. Nếu dâm cành, sau 1 năm có thể bắt đầu thu hoạch quả.
- Theo Đông y: Kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tư bổ can thận, nhuận phế, minh mục (sáng mắt). Thường dùng để chữa can thận âm suy, lưng gối yếu mỏi, đầu choáng mắt hoa, ho khan, mắt nhìn không rõ, di tinh, vô sinh, … Ngoài quả chín (Kỷ tử), lá và rễ của cây Câu kỷ tử cũng có thể sử dụng làm thuốc.
- Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Kỷ tử có tác dụng tăng cường miễn dịch, xúc tiến quá trình tạo máu, giảm mỡ máu, chống tích đọng mỡ ở tế bào gan, chống ô-xy hóa và kiềm chế quá trình lão suy.
Điều này chứng tỏ việc người xưa dùng Kỷ tử làm thuốc bổ và kéo dài tuổi xuân là có cơ sở.
2 vị thuốc câu kỷ tử hay nhất theo dân gian
1/ Rượu kỷ tử – bài thuốc kiềm chế lão suy
Để làm rượu kỷ tử, rất đơn giản:
- Kỷ tử : 600g
- Rượu (35-40 độ): 2 lít
- Giã nhỏ kỷ tử, cho rượu vào ngâm trong 2 tuần lễ trở lên rồi lọc lấy rượu, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con.
Tác dụng: Bổ huyết, sáng mắt, kiềm chế lão suy.
2/ Trà kỷ tử – bài thuốc giảm nhăn da mặt
Bài thuốc cũng rất đơn giản, gồm:
- Kỷ tử : 6g
- Cúc hoa: 4g
- Lá dâu tằm: 3g
- Hạt muồng (quyết minh tử, sao thơm): 3g
Hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.
Tác dụng:Giảm mỡ máu, giảm béo, sáng mắt, giảm nếp nhăn trên da mặt.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.