Cách đây 2 năm em bị u nang nên phải cắt bỏ buồng trứng. Từ đó đến nay sức khỏe của em vẫn bình thường nhưng đợi mãi vẫn chưa có con. Em cảm thấy rất lo nên muốn hỏi: “Cắt một buồng trứng mang thai được không?“. Mong bác sĩ tư vấn giúp. (Thanh Tâm, 30 tuổi)
Chào bạn Tâm! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Với câu hỏi: “Cắt một buồng trứng mang thai được không?“,chúng tôi in giải đáp như sau:
Nguyên nhân khiến phụ nữ cắt bỏ buồng trứng
Việc cắt bỏ một buồng trứng là một tiểu phẫu nhỏ không nguy hiểm nhưng nhiều người lo lắng liệu rằng có ảnh hưởng đến việc mang thai. Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân phải cắt bỏ buồng trứng:
1. U nang buồng trứng
Khi trên bề mặt hoặc trong buồng trứng có chứa các túi chứa các dịch nhày, là dấu hiệu bạn đang có khối u hoặc hội chứng buồng trứng đa nang. Trường hợp này bắt buộc bạn phải loại bỏ buồng trứng.
2. Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng do các tế bào đột biến và di căn khắp buồng trứng. Những người có tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng, ung thư vú rất dễ mắc ung thư buồng trứng. Bác sĩ sẽ cắt bỏ buồng trứng để cứu sống bệnh nhân.
3. Lạc nội mạc tử cung
Trong chu kỳ kinh nguyệt, lớp lót tử cung sẽ bong ra cùng máu và dịch thoát sẽ thoát khỏi âm đạo, còn gọi là chảy máu kinh nguyệt. Ở những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, các mô nội mạc bong lan ra khỏi tử cung, đến cả buồng trứng,làm phụ nữ cảm thấy đau khi chảy máu kinh nguyệt. Đây cũng là trường hợp chỉ định phải cắt bỏ buồng trứng.
4. Áp xe
Trong một số trường hợp do nhiễm trùng xuất hiện mủ trong buồng trứng, được gọi là áp xe. Cần phải điều trị để cắt bỏ buồng trứng.
Cắt một buồng trứng mang thai được không?
Trong cơ thể của nữ giới có 2 buồng trứng, 1 buồng trứng trái và buồng trứng bên phải. Cả 2 buồng trứng đều hoạt động độc lập nên nếu như bị cắt đi một bên buồng trứng thì bên còn lại vẫn có thể thụ thai được nhưng tỉ lệ mang thai chỉ chiếm 50%. Có 2 trường hợp xảy ra:
– Buồng trứng phải: thường là nơi tập trung nhiều trứng và trứng phát triển tốt hơn nên dễ thụ tinh.
– Buồng trứng trái: Còn buồng trứng trái thường ít trứng, và gần như trứng không phát triển, đa phần là trứng bị lép. Do đó, buồng trứng trái thường có xác xuất thụ thai thấp hơn.
Vậy nếu cắt bỏ buồng trái trái thì tỉ lệ mang thai sẽ cao và không làm ảnh hưởng đến việc mang thai. Còn nếu cắt bỏ buồng trái phải thì khó có thai, khả năng thụ tinh cũng ít thành công. Trong thắc mắc bạn chưa nói rõ cho chúng tôi biết bạn bị cắt buồng trứng bên nào nên không thể trả lời chính xác cho bạn được. Nhưng qua những thông tin chúng tôi cung cấp chắc bạn đã hiểu được việc cắt buồng trứng mang thai được không phụ thuộc vào vị trí của buồng trứng đã bị cắt.
Làm thế nào để tăng khả năng thụ thai?
Khi bị cắt bỏ buồng trứng khiến tâm lý của nhiều chị em cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên để tăng khả năng thụ thai, bạn cần lưu ý các điều sau đây:
– Quan hệ thoải mái: Việc tự nguyện xuất phát từ 2 phía, thoải mái không ép buộc sẽ giúp tăng khả năng thụ thai.
– Nằm lâu sâu khi quan hệ: Đây là cách để tinh trùng có cơ hội di chuyển vào âm đạo dễ dàng để tiếp cận với trứng. Không nên đứng dậy ngay sau khi quan hệ sẽ khó thụ tinh.
– Tránh xa các loại thuốc: Khi quyết định có con, bạn không nên sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
– Bổ sung chất kẽm: Kẽm có vai trò rất lớn đến việc thụ thai, vì vậy hãy bổ sung thực phẩm này qua việc ăn uống.
– Kiêng quan hệ trong vòng 6 tháng đầu: Đây là khoảng thời gian để buồng trứng được ổn định trở lại, tránh làm tổn thương. Vì vậy, cần kiêng quan hệ ít nhất 6 tháng.
Không ai muốn cắt bỏ buồng trứng của mình cả. Khả năng mang thai của bạn vẫn có, vì vậy hãy lạc quan về điều này và chuẩn bị cho mình một kế hoạch để tăng khả năng có thụ thai nhé.