Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh ngay khi móng dài có thể làm tổn thương bé, sau 6 tháng tuổi khoảng mỗi tháng 1-2 lần, lưu ý chỉ nên cắt móng tay khi bé mới tắm xong hoặc đang ngủ để hạn chế tổn thương đến bé.
Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh khi nào?
Móng tay, móng chân của bé sơ sinh vốn rất mềm mại, yếu ớt nhưng vẫn đủ độ sắc nét và có thể làm tổn thương làn da bé, do vậy mẹ cần cắt tỉa cho bé mỗi tuần 1-2 lần.
Móng tay, móng chân của bé vốn rất mềm mại, yếu ớt nhưng sẽ là sai lầm nếu bạn cho rằng chúng không sắc nét và không đủ sức làm tổn thương làn da của bé.
Móng tay bé mọc nhanh trong những tháng đầu đời, cho nên bạn cần phải cắt tỉa cho bé mỗi tuần 1-2 lần. Riêng đối với hai ngón cái, thời gian này có thể giãn cách ra lâu hơn với các ngón còn lại. Sau 6 tháng tuổi, bạn chỉ cần cắt móng tay cho con mỗi tháng 1-2 lần mà thôi. Móng chân của bé mọc chậm hơn móng tay, nên bạn không cần cắt móng chân cho bé cho đến 6 tháng tuổi. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
Cách cắt móng tay cho trẻ sơ sinh an toàn
Để cắt móng tay cho bé an toàn, lý tưởng nhất là mẹ cắt lúc bé đang ngủ hoặc sau khi bé tắm xong. Sau khi bé tắm, móng tay mềm nên dễ cắt. Còn lúc bé ngủ nhằm hạn chế bé quẫy, giãy khóc có thể làm mẹ cắt phạm vào da.
Nên có hai người lớn, một người ẵm giữ bé và một người cắt móng tay. Tránh vừa cầm kéo vừa ôm bé cắt móng tay, nhất là với những người lần đầu làm mẹ vì sự lóng ngóng của bạn có thể khiến công việc này trở nên khó khăn hơn.
Chọn chỗ sáng để cắt móng tay để đảm bảo mẹ có thể thấy thật rõ. Để đảm bảo an toàn cho bé, hãy dùng dụng cụ cắt móng dành riêng cho trẻ em không dùng bấm móng tay của người lớn hoặc kéo lớn để cho trẻ cắt cho trẻ nhỏ. Nên cắt ngắn móng dọc theo đường cong của ngón tay, sau đó dùng giũa mài nhẹ nhàng các cạnh thô.
Lưu ý, tuyệt đối không dùng miệng để cắn móng tay cho bé sơ sinh vì sẽ dễ gây nhiễm trùng cho bé. Trường hợp vô tình bé bị chảy máu, hãy bình tĩnh dùng gạc vô trùng đắp lên vết thương, sau đó chỉ bôi chút kem mỡ kháng sinh dành cho trẻ em là được mẹ nhé.
Cắt móng tay cho bé cần lưu ý điều gì?
Móng tay của trẻ sơ sinh thường mỏng và mềm hơn của bạn nhưng chúng rất sắc, có thể làm xước da mặt của bé hay của cả mẹ. Dưới đây là một vài mẹo về cách thức, dụng cụ và cả thời điểm thích hợp để cắt móng tay cho bé một cách an toàn.
1. Cắt móng tay thường xuyên: móng tay của em bé có thể mềm mại nhưng chúng có những cạnh sắc nguy hiểm. Vì vậy mà chúng cần được cắt thường xuyên để tránh tạo nên các vết thương không đáng có khi trẻ quờ tay.
2. Sử dụng công cụ cắt móng tay: Các mẹ hãy chọn bấm móng tay hoặc kéo với kích thước phù hợp với bộ móng tay và móng chân còn nhỏ xíu của trẻ sơ sinh.
3. Thời điểm: Nếu trong quá trình cắt móng tay, bé cựa quậy không yên sẽ dễ gây tổn thương các đầu ngón tay của bé. Cắt móng tay cho bé dễ dàng nhất là khi bé đang ngủ hoặc bị phân tâm trong lúc ăn. Một thời điểm thích hợp nữa là ngay sau khi tắm vì khi này là lúc móng tay trở nên mềm nhất. Mẹ hãy lựa chọn 1 trong 3 khoảng thời gian thích hợp nhất để cắt móng tay cho bé được an toàn.
4. Nắm chắc bàn tay bé: Khi cắt móng tay cho trẻ, mẹ lưu ý giữ bàn tay của bé sao cho chừa phần móng tay với đầu các ngón tay và cắt cẩn thận theo đường cong của ngón tay.
5. Chuẩn bị đồ sơ cứu: Trong quá trình mẹ cắt móng tay cho trẻ, nếu chẳng may cắt vào phần da của bé, hãy dùng một khăn giấy mềm giữ lấy vết cắt trong đôi phút hay đến khi máu ngừng chảy.
6. Với móng chân: móng chân của bé cũng cần được chăm sóc cắt tỉa dù không thường xuyên như móng tay.
Móng tay của trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh, bạn có thể phải cắt chúng vài lần một tuần trong khi móng chân có thể cắt tỉa không thường xuyên lắm.
Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh bị chảy máu phải làm sao?
Nếu bạn vô tình làm bé bị chảy máu và bé la khóc thì bạn cũng đừng hoảng hốt mà hãy dùng những dụng cụ y tế tại nhà để vô trùng và cầm máu cho trẻ. Rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng gạc vô trùng đắp lên vết thương đến khi máu ngừng chảy, sau đó bôi một chút kem mỡ kháng sinh.
Bạn lưu ý đừng băng bó vào vết thương nhỏ này vì nó sẽ mang lại cho trẻ sự khó chịu không cần thiết và thậm chí trong những lúc bạn không để ý, có thể trẻ sẽ mút vào vết băng.
Sai lầm lớn nhất của nhiều bậc cha mẹ là đút ngón tay bị chảy máu của trẻ vào miệng để cầm máu. Điều này là không nên vì nó có thể khiến bé bị nhiễm trùng.
Hộp cứu thương của bạn phải có các sản phẩm dùng để vô trùng hay cầm máu cho trẻ. Các sản phẩm này đều phải được khuyến cáo là không độc hại và có thể dùng được cho trẻ em.