Nhiều trẻ sơ sinh ngay sau khi lọt lòng đã xuất hiện từng mảng da dày màu vàng được gọi là cứt trâu. Nếu mẹ không trị dứt điểm cứt trâu sẽ khiến chúng trở thành nơi xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ Nhi sẽ mách cho mẹ 6 cách trị cứt trâu cho trẻ nhanh khỏi.
Nguyên nhân khiến trẻ có cứt trâu
Cứt trâu sinh ra do tuyến bã nhờn của trẻ hoạt động nhiều, tiết ra. Đa phần cứt trâu sẽ tự khỏi sau vài tháng nếu ở mức độ nhẹ, còn nặng sẽ 2 – 3 năm. Mẹ có biết nguyên nhân nào khiến trẻ có cứt trâu không?
- Trong máy của trẻ còn tồn tại một lượng nội tiết tố từ mẹ.
- Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu dẫn đến không hấp thụ các dưỡng chất.
- Không tắm gội cho trẻ thường xuyên.
Cứt trâu là môi trường thuận lợi để nấm phát triển khiến trẻ cảm thấy ngứa, khó chịu. Nó còn gây ra rụng tóc, rối loạn dinh dưỡng,…. Vậy nên mẹ cần loại bỏ chúng càng sớm càng tốt vì để lâu ngày sẽ dẫn đến viêm da.
Cách trị cứt trâu cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi
Bồ kết trị cứt trâu
Lấy 10g bồ kết đêm sấy rồi giã nhỏ bôi lên chỗ bị cứt trâu. Đợi khoảng 20 phút rồi cho bé gội đầu lại. Mẹ hãy thực hiện kiên trì mỗi ngày, chắc chắn chỉ sau 1 tuần sẽ thấy các mảng cứt trâu sẽ bong tróc ra rõ rệt.
Chanh tươi trị cứt trâu
Da đầu bé có từng mảng cứt trâu bám gây khó chịu, mẹ dùng chanh để gội đầu kết hợp massage nhẹ nhàng để tinh dầu thẩm thấu. Khoảng 2 phút gội đầu lại cho bé bằng nước sạch. Chỉ sau vài lần, mẹ sẽ thấy da đầu bé dần bay hết cứt trâu.
Trị cứt trâu bằng dầu hạnh nhân
Dầu hạnh nhân có tác dụng chống nấm và khoáng khuẩn vì vậy đây cũng là nguyên liệu để trị cứt trâu hiệu quả. Mẹ dùng bông gòn thấm một ít dầu hạnh nhân rồi chấm nhẹ nhàng lên vùng da bị cứt trâu của trẻ. Đợi khoảng 20 phút, mẹ tắm gội lại cho trẻ kết hợp thêm massage để cho lớp cứt trâu bong ra. Áp dụng vài lần da đầu bé sẽ sạch cứt trâu.
Ngoài dầu hạnh nhân, mẹ có thể thay thế bằng dầu ô liu, dầu dừa, dầu tràm và làm tương tự như trên để trị dứt điểm cứt trâu cho bé.
Nước chè thổi bay cứt trâu
Với cách này, mẹ hãy lấy một ít lá chè tươi nấu đậm rồi dùng bông thấm lên phần da đầu của bé, cần tránh thoa vào phần thóp.
Trà xanh có chứa chất chống oxi hóa cùng nhiều khoáng chất và vitamin C giúp làm sạch “cứt trâu”, diệt khuẩn đồng thời nuôi dưỡng da dầu bé.
Cần đưa bé đi bệnh viện khi nào?
Thông thường, các mảng bám trên da đầu sẽ tự mất đi khi bé lớn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nghiêm trọng đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không khỏi thì hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:
- Đóng vảy dày và lan rộng khắp cả đầu.
- Vùng đóng vảy có chảy máu.
- Vảy có mùi lạ, khó chịu.
Hy vọng rằng với những cách trên mà bác sĩ Nhi chia sẻ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm để trị dứt điểm cứt trâu cho bé. Chúc bé nhà mẹ luôn khỏe mạnh! Và đừng quên theo dõi thêm các thông tin hữu ích trên depkhoe.com.