Trẻ nhỏ rất dễ bị bỏng dễ vô tình chạm vào nước sôi, cháo nóng hoặc pô xe… Nếu cha mẹ không có biện pháp sơ cứu kịp thời sẽ khiến cho khiến da bé bị tổn thương. Vì vậy hãy trang bị kiến thức xử lý khi bé bị bỏng.
Khi trẻ bị bỏng nếu không kịp thời sơ cứu dù bỏng nặng hay nhẹ cũng để lại di chứng: sẹo, giảm chức năng vận động, ảnh hưởng đến tâm lý,… Vậy cha mẹ cần làm gì?
Nguyên nhân gây bỏng ở trẻ
Phần lớn các trẻ bị bỏng, nguyên nhân là do:
- Do nước sôi từ thức ăn nóng, canh, dầu mỡ.
- Trẻ tiếp xúc với các đồ vật nóng phát ra nhiệt như bàn ủi, lò than, bếp,…
- Bỏng do tiếp xúc với nguồn điện.
- Trẻ bị bỏng do hóa chất tẩy rửa, keo,….
Các mức độ của vết bỏng ở trẻ
Bỏng mức độ 1
- Da ửng đỏ, chưa phồng rộp.
- Đau rát nhẹ.
- Vết bỏng lành nhanh, không để lại sẹo.
Bỏng mức độ 2
- Da bị tổn thương sâu hơn, tạo phồng rộp, đau rát.
- Một phần da ở sâu bên trong.
- Được điều trị đúng cách sẽ không để lại sẹo.
Bỏng mức độ 3
- Bề dày của da đã bị hủy hoại toàn bộ. Thường không có bóng nước vì lớp da trên cùng đã bị phá hủy,
- Vùng da bỏng cháy sém hoặc có màu trắng, bỏng có thể ăn sâu vào xương.
- Để lại sẹo
Sơ cứu vết bỏng cho trẻ tại nhà đúng cách
Sơ cứu vết bỏng đối với mức độ 1
Thực hiện như sau:
- Hãy nhanh tay đưa trẻ ra khỏi vùng nhiệt bị bỏng.
- Lột bỏ quần áo khu vực bị bỏng.
- Xối nước mát (không phải lạnh) vào vết bỏng hoặc cho da trẻ vào thùng gạo. Gạo có hút nước và rất mát. Tuyệt đối không nên dùng đá lạnh sẽ làm cho vết thương nặng hơn.
- Không xoa bất kỳ loại dầu mỡ vào vết thương để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Thoa nha đam hoặc các dạng kem bôi trị bỏng vào vết thương.
- Nếu vết bỏng ở mức độ 1 nhưng lan rộng cần đưa trẻ đến bệnh viện sau khi sơ cứu tại nhà.
Sơ cứu vết bỏng đối với mức độ 2, 3
Khi trẻ bị bỏng ở mức độ này, cha mẹ cần:
- Thực hiện các bước sơ cứu ở mức độ 1 trước khi đưa đến bệnh viện.
- Trong thời gian đó, cần giữ trẻ nằm xuống tránh đụng vào vết thương.
- Không làm vỡ bóng nước do phồng rộp
- Chườm nước mát xung quanh vết bỏng trước khi có sự hỗ trợ y tế.
Phòng trẻ bị bỏng bằng cách nào
Phần lớn các trường hợp bỏng thường xảy ra tại nhà xung quanh khu vực bếp, vì vậy bố mẹ cần có những biện pháp phòng tránh như sau:
- Để bật lửa, nước xôi, hóa chất, thiết bị đồ điện tử,…. ở xa tầm tay trẻ em.
- Cần kiểm tra thường xuyên đường dây điện, phích cắm.
- Không cho trẻ đến khu vực xung quanh bếp.
- Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi tránh để ở ngoài trời quá lâu.
- Bảo quản, cất giữ hóa chất ở nơi an toàn.
- Thử nước trước khi cho trẻ tắm.
- Cần có một tủ y tế để đựng các vật dụng sơ cứu cần thiết để có thể dùng ngay.
Trên đây là các bước xử lý khi bé bị bỏng để các bậc cha mẹ cần biết nếu xảy ra còn biết cách sơ cứu kịp thời. Chúc các bé nhà mẹ luôn khỏe mạnh!