Trị hăm tả cho trẻ sơ sinh bằng lá khế, dầu dừa, dầu oliu, chè xanh hoặc búp ổi kết hợp với giữ vùng bị hăm thông thoáng, dùng tả chất lượng, lau trẻ đúng cách sau 2-3 ngày bé sẽ bớt hẳn.
Vì sao trẻ bị hăm tả?
Có nhiều nguyên nhân làm hăm tã ở bé, mẹ hãy lưu ý những điểm sau đây để phòng tránh nhé.
- Nguyên nhân chính gây hăm tã đến từ độ ẩm của vùng da tiếp xúc với tã của bé
- Nước tiểu của bé khi gặp các vi khuẩn tự nhiên trên da có thể phân hủy thành những hóa chất như ammonia gây khó chịu cho da
- Tiêu chảy cũng có thể gây hăm tã
- Cuối cùng, dù mẹ cố giữ vùng da quấn tã của bé sạch sẽ và thông thoáng nhất thì bé vẫn có thể bị ban tã tấn công nếu da quá nhạy cảm hoặc dễ dị ứng
Triệu chứng hăm tả thường thấy là
Sau khi đã cố gắng phòng tránh, nhưng bé vẫn bị hăm tã do da bé quá nhạy cảm. Mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu sau để chữa trị kịp thời cho bé nhé:
- Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc
- Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ
- Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt
- Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn lở loét trên da
- Vùng da bị tổn thương sẽ rất đau và làm bé khó chịu nhất là khi tiếp xúc với nước tiểu
- Bé thường giật mình và đôi khi khóc thét lên
5 cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh theo dân gian hiệu quả nhất
Trị hăm tả bằng búp ổi
Lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé.Lấy độ 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm.
Chè xanh hoặc nụ vối
Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hoặc lá trầu không rửa sạch, cho vào nước đun lên. Lấy nước đó đổ vào chậu cho nguội bớt. Khi nước còn hơi âm ấm, dùng rửa vùng da hăm cho bé.
Cây mã đề
Cây mã đề chữa hăm cho bé rất tốt mà việc thực hiện vô cùng đơn giản. dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.
Lá khế
Lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm.
Dầu ô-liu/ dầu dừa
Xoa một lớp dầu oliu mỏng vào mông và đùi em bé để làm lành vùng da bị hăm và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.
Cỏ roi ngựa
Cỏ roi ngựa phơi khô, hoặc rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần.
Phòng hăm tả bằng cách
Giữ cho phần da tiếp xúc với tã luôn khô ráo là mấu chốt để phòng tránh hăm tã. Do đó chọn loại tã giấy thấm hút tốt sẽ giúp bảo vệ da bé khỏi tác động từ chất thải hàng ngày. Mẹ cũng nên lưu ý chọn những sản phẩm tã giấy đã được chứng minh lâm sàng có thể ngăn ngừa hăm tã. Bên cạnh đó, việc kết hợp sử dụng khăn lau khi thay tã cho bé cũng giúp ngăn ngừa ban tã hiệu quả.
- Thay tã càng sớm càng tốt mỗi khi tã ướt hay dơ
- Vệ sinh vùng sinh dục của bé sạch sẽ và chờ đến khi khô mới cho bé mặc tã mới
- Thoa một lớp dầu mỏng bảo vệ da bé mỗi khi thay tã
- Đừng cột tã quá chặt vì như thế sẽ cản trở sự thông thoáng
- Khi bé bắt đầu ăn dặm, mỗi lần chỉ nên ăn một loại thực phẩm và chờ vài ngày xem có phản ứng dị ứng hay không
Khi nào bạn cần đưa trẻ bị hăm tã đến gặp bác sĩ?
Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi. Trẻ bị sốt và nổi nhiều mụn mủ. Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng. Trẻ bị tiêu chảy kéo dài.
Bật mí cho mẹ nè, một trong những cách đơn giản nhất để tránh hăm tã là dùng tã lót chất lượng, thông thoáng , để có thể ngăn ngừa hăm tã. Bên cạnh đó, việc kết hợp sử dụng khăn lau có PH trung tính, mềm mịn khi thay tã cho bé cũng giúp ngăn ngừa ban tã hiệu quả.