Cho bé sơ sinh ngậm núm giả, ti giả sẽ có một số lợi ích nhất định, trong đó có ngăn ngừa đột tử (SIDS). Tuy nhiên trẻ cũng có thể sẽ gặp một số rắc rối nếu ngậm núm giả trong thời gian dài. Với một số gia đình, núm giả được xem là vật dụng hữu ích không thể thiếu khi cho trẻ ngủ hay khi quấy khóc. Khi nào nên cho bé dùng, loại núm giả nào và cách cho bé ngậm núm giả mẹ nên biết?
Cách cho bé ngậm núm giả mẹ nên biết – Lợi ích bất ngờ
Những tưởng ti giả giúp bé có thể ngủ ngon mà thôi, nhưng thực tế với một số bé, ti giả lại có ích trong nhiều trường hợp.
Núm giả là gì?
Là một vật được được làm bằng cao su, nhựa hoặc silicon với thiết kế tương tự như ti mẹ. Xung quanh núm giả được thiết kế lá chắn miệng vừa đủ lớn để ngăn trẻ nuốt vào.
Núm giả ra đời mục đích là để có thể xoa dịu khi trẻ cáu kỉnh và có thể giúp trẻ thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Trẻ nào cũng thích ngậm núm giả?
Tiến sĩ, nhà tâm lý học thần kinh nhi, Richard Dowell tại Bệnh viện Cộng đồng Evangelical ở Lewisburg, Pennsylvania. Trẻ sinh ra đã có nhu cầu bú ti giả bẩm sinh. Không chỉ dựa vào “phản xạ bú núm giả” để bú mà còn là cách để xoa dịu cho trẻ.
Dowell còn giải thích thêm: “Trẻ sơ sinh không có cơ chế nào khác ngoài ngậm ti giả để kiểm soát cơn đau. Không thể tự lấy sữa khi đói; không thể lấy chăn khi lạnh; không thể dùng tay để điều khiển mọi thứ. Vì vậy mà ngậm ti giả sẽ là cách để trẻ bình tĩnh trở lại.” nếu như không ngậm núm vú giả, trẻ sẽ ngậm các ngón tay, ngậm bình sữa hoặc ti mẹ.
Ưu và nhược điểm của việc ngậm núm vú giả
Một số ưu điểm và nhược điểm khi cho trẻ ngậm ti giả mẹ nên tham khảo nhé!
Ưu điểm
Các lợi ích của ti giả cho trẻ:
Giảm căng thẳng
Trong khoảng 6 tuần từ khi mới sinh, thời gian trẻ sơ sinh khóc sẽ tăng lên trung bình 3 giờ/ một ngày. Theo MD, MPH, phó giáo sư nhi khoa Cynthia R. Howard tại Trường Y và Nha khoa Đại học Rochester ở New York cho biết: Thời gian này trẻ sơ sinh cảm thấy căng thẳng, và việc ngậm núm vú giả sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn.
Lợi ích sức khỏe
Một số các lợi ích y tế đã được chứng minh liên quan đến núm vú giả đã được tìm thấy ở những trẻ sinh non. Theo một nghiên cứu vào năm 1992 đã được công bố trên tạp chí Acta Pediatrica của Thụy Điển. Những đứa trẻ bú mẹ sẽ tăng cân nhanh hơn. Những trẻ sơ sinh dùng ti giả ngay sau khi sinh sẽ có thói quen bú sớm hơn và sẽ ít gặp biến chứng về sức khỏe hơn. “Ngậm núm giả giúp thúc đẩy chức năng cơ miệng và phát triển cơ.”
Giảm nguy cơ bị SIDS (hội chứng đột tử)
Theo một số nghiên cứu cho thấy đối với trẻ sơ sinh, việc dùng ti giả trong khi ngủ có nguy cơ tử vong vì SIDS thấp hơn 20 lần so với những trẻ không cần núm vú giả.
Theo đó, các nhà nghiên cứu cũng suy đoán rằng núm giả có thể giữ cho trẻ ngủ ngon giấc hơn, hoặc có thể giữ cho lưỡi của trẻ hướng về phía trước và tránh xa đường thở của mình. Nhưng kết quả này vẫn chưa được được chứng minh rõ ràng về việc sử dụng núm vú giả và ngăn ngừa SIDS.
Nhược điểm
Và ti giả cũng có một số các điểm yếu sau:
Nhiễm trùng tai
Theo một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nhi khoa vào năm 1995. Cho trẻ dùng ti giả được coi là nguyên nhân gây ra 25% trường hợp nhiễm trùng tai đối với trẻ em dưới 3 tuổi.
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác sau đó, vào năm 2024 việc hạn chế sử dụng núm giả ngay trước khi trẻ ngủ sẽ giúp làm giảm tỷ lệ trẻ bị nhiễm trùng tai. Các chuyên gia cho biết, khi ngậm ti sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ chất lỏng trong tai, mà điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng tai.
Cai sữa mẹ sớm
Cho trẻ đủ tháng ngậm ti giả có thể sẽ khiến trẻ không ăn được thức ăn và nhiều ý kiến trái chiều xung quanh. Nhưng tốt nhất là bạn nên chờ đợi một tuần sau khi trẻ chào đời, được 4 đến 6 tuần hãy sử dụng, vì lúc này nguồn sữa của mẹ đã được ổn định.
Các vấn đề về răng miệng
Theo một nghiên cứu thông báo trên Tạp chí Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ. Trẻ trên 2 tuổi ngậm bất cứ thứ gì như ngón cái, ngón tay hoặc núm giả đều có nguy cơ mọc răng cửa nhô ra và/hoặc mọc lệch cao hơn.
Một số chuyên gia còn cho rằng núm giả có thể cản trở sự phát triển kỹ năng nói. Thường ngậm ti giả trẻ có thể ít bập bẹ và tập nói hơn những đứa trẻ khác.
Cách cho bé ngậm núm giả mẹ nên biết 6 nguyên tắc này
Nhiều gia đình mua ti giả về cho trẻ, nhưng trẻ không hoặc chưa bao giờ ngậm dù 1 lần.
Đừng ép trẻ ngậm ti giả
Khi đưa trẻ ti giả, mẹ hãy để bé tự đưa trực tiếp ti giả vào miệng của mình. Nếu trẻ nhận ngay hoặc con từ chối cũng đừng nên ép. Chúng ta đều có thể thử lại lần sau hoặc tìm cách khác để bé được thích thú hơn.
Không cho trẻ ngậm ti giả khi đói
Nên cho trẻ ngậm ti giả giữa các bữa ăn và cần biết chắc là con không đói. Núm ti giả sẽ hữu ích khi bé cần được vỗ về, ví dụ như đi mua sắm tại siêu thị, TTTM hoặc ngồi trên xe.
Cho trẻ ngậm núm giả không phải là cách duy nhất
Hãy thử cho trẻ ngậm ti giả lúc ngủ trưa và buổi tối, nếu bị rơi ra khỏi miệng mẹ đừng gắn trở lại vào miệng con. Khi trẻ quấy khóc, hãy cố gắng dỗ, âu yếm, ẵm bé hoặc ca hát, sau đó mới dùng ti giả.
Cần phải vệ sinh núm giả sạch sẽ
Sau khi lựa chọn núm vú giả an toàn và phù hợp cho trẻ, bạn cần chú ý đến cách vệ sinh ti giả. Nên rửa ti giả thường xuyên với nước ấm. Nếu có vết nứt nhỏ xuất hiện hoặc có dấu hiệu khác hãy thay ngay cái mới.
Khi nào cho bé ngậm núm ti giả là tốt nhất?
Khi trẻ được 6 – 8 tuần (khoảng 1,5 – 2 tháng tuổi), khi lượng sữa bú tăng lên, trẻ sẽ dễ đói và mè nheo. Dùng ti giả có thể giúp bé bớt khó chịu. Từ 3 – 4 tuần đầu sau sinh không nên cho bé ngậm núm ti giả, bé cần tiếp xúc và bú mẹ thường xuyên và giúp mẹ kích thích sữa về nhiều hơn.
Khi nào nên cho trẻ ngừng ngậm núm ti giả?
Theo Học viện Nha Khoa Hoa Kỳ (AAPD) khuyến cáo, nên cho trẻ ngừng sử dụng núm giả khi trẻ đã được 3 tuổi hoặc sớm hơn. Vì khi trẻ có những thay đổi về khuôn mặt có thể bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng núm giả của trẻ kéo dài.
Về cơ bản có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu tiếp tục cho bé sử dụng ti giả sau 3 tuổi.
Cách cho trẻ ngừng ngậm núm giả
Khi trẻ đã quen với việc ngậm núm giả, việc ngừng sử dụng sẽ có khó khăn. Và đây là các cách bạn có thể áp dụng:
Ngừng sử dụng núm giả theo “Kế hoạch 3 ngày”
Ngày 1: Buổi sáng và trước khi đi ngủ, hãy nói chuyện với con về việc con đã đủ lớn để làm nhiều việc tốt hơn. Và 3 ngày tới con sẽ ngừng ngậm núm giả. Đừng lo lắng, theo các chuyên gia, trẻ em thích chuẩn bị cho mình về thể chất, tâm lý và tình cảm trước khi có sự thay đổi.
Ngày 2: Lặp lại cuộc nói chuyện ngắn với tần suất 2 lần mỗi ngày. Chỉ cần thay thế “trong 3 ngày” bằng “ngày mai”.
Ngày thứ ba: Nhắc con rằng hôm nay đã đến ngày thứ 3, đã đến lúc thu dọn núm giả. Ngay cả khi trẻ từ chối và phản đối bạn vẫn kiên quyết và giải thích để trẻ hiểu. Ví dụ: vú giả sẽ được làm thành các đồ chơi mới. Có thể trẻ sẽ hiểu và không có nghĩa là trẻ sẽ dễ dàng đồng ý. Nhưng, bạn cần tỏ thái độ đồng cảm, phải thật kiên quyết. Hầu hết trẻ em sẽ từ bỏ được việc sử dụng núm giả trong vòng 48 giờ.
Cho trẻ ngừng sử dụng ti giả từ từ
Bạn có thể cho trẻ ngừng sử dụng bằng cách tháo núm giả trong một số tình huống không cần thiết. Một khi đã quen với việc không có ti giả, hãy tiếp tục loại bỏ việc sử dụng nó thường xuyên hơn.
Cách chọn ti giả cho bé
Chất liệu ti giả là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của bé. Vậy nên, chúng ta nên chọn:
- Chất liệu an toàn cho trẻ và mềm mại như: polypropylene, silicone,…
- Có thể phát sáng để dễ dàng tìm trong bóng tối
- Nên chọn đầu ti giả dẹp để không gây ảnh hưởng đến răng trẻ
- Chọn sản phẩm của những nhãn hiệu lớn, uy tín.
Nhìn chung, cách cho bé ngậm núm giả đúng có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi hội chứng SIDS. Vì vậy mà chúng ta cũng đừng nên quá lo lắng nếu bé quá thích. Tuy nhiên, để an toàn nhất bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.