Phân biệt các loại nước súc miệng chứa fluor, cồn, Hydrogen peroxide, tinh dầu và các thành phần khác: công dụng, ưu nhược điểm của từng loại để giúp người dùng chọn được loại súc miệng phù hợp: trị hôi miệng, chắc răng, sạch nướu hoặc thơm miệng.
Nước súc miệng là gì, thường chứa thành phần gì, có tác dụng gì?
Nước súc miệng là một loại dung dịch lỏng có chứa các chất khử khuẩn giúp vệ sinh và bảo vệ răng miệng chống lại các bệnh răng nướu hiệu quả khỏi và đồng thời ngăn ngừa bệnh hôi miệng xuất hiện. Chính tầm quan trọng của nước súc miệng mà mọi người không nên xem thường việc lựa chọn nước súc miệng tốt nhất. Trong nước súc miệng thường có chứa một số chất cơ bản như: Chất tạo mùi hương, chứa thuốc sát trùng, chất tẩy và các chất canxi và florua giúp răng trắng và chắc khỏe hơn.
Nước súc miệng tốt nhất là đáp ứng được cơ bản các vấn đề như: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ mảng bám, tạo hương thơm dễ chịu. Vì nhiều mục đích sử dụng nước súc miệng khác nhau nên cần xem xét những tiêu chí dưới đây để có thể lựa chọn loại sản phẩm nước súc miệng phù hợp với mình nhé.
Nước súc miệng nào tốt, hợp với bạn?
Đó có lẽ là câu hỏi phổ biến nhất mà một nha sĩ nhận được: “Đó có phải loại nước súc miệng tôi nên sử dụng” hoặc “Nước súc miệng này có tốt không?”
Câu trả lời thường phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Mọi người nghĩ nước súc miệng như một chất giúp hơi thở thơm mát hoặc làm giảm chứng hôi miệng, nhưng nước súc miệng cũng được sử dụng để làm giảm tình trạng chảy máu lợi, sâu răng, và một số còn được sử dụng để làm trắng răng.
Một quan niệm sai lầm lớn là nước súc miệng có thể loại bỏ các mảng bám trên răng và lợi của bạn. Súc miệng có thể có tác dụng kháng khuẩn, nhưng sẽ không thể loại bỏ mảng bám, vì thế súc miệng không bao giờ thay thế được việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
Trước khi sử dụng bất kỳ loại nước súc miệng nào bạn nên thực hiện các bước sau:
- Xác định lý do chính cho việc sử dụng nước súc miệng. Có phải để điều trị một bệnh hoặc đơn giản là để ngăn ngừa bệnh răng miệng?
- Tham khảo ý kiến nha sĩ của bạn. Trước tiên bạn cần được chẩn đoán về vấn đề của bạn và nhận được chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng nước súc miệng.
- Hãy đọc nhãn cẩn thận: để tìm hiểu những gì có trong sản phẩm.
- Làm theo hướng dẫn.
Phân biệt các loại nước súc miệng phổ biến trên thị trường hiện nay
1/ Nước súc miệng Fluor
Nhiều loại nước súc miệng có chứa Fluor giúp ngăn ngừa sâu răng.
Fluor đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sâu răng. Fluor có thể làm giảm từ 5-50% tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, Fluor chỉ nên được sử dụng trong trường hợp có nguy cơ cao.
Tác dụng của nước súc miệng Fluor
- Đối với bệnh nhân chỉnh nha: đây là một lựa chọn thay thế tốt (hoặc bổ sung) cho việc vệ sinh các mắc cài, nếu bạn đang có điều trị chỉnh hình răng.
- Với những người có guy cơ sâu răng từ trung bình đến cao, kể cả đối với người lớn tuổi và sâu men chân răng
- Những người lắp răng giả một phần
- Bệnh nhân bị bệnh khô miệng
Mối lo ngại
Điều quan trọng là bạn không nên nuốt nước súc miệng Fluor vì nó có thể gây độc. Nước súc miệng fluor nên tránh sử dụng cho trẻ dưới bảy tuổi vì khả năng cao chúng sẽ nuốt.
Các loại nước súc miệng hàng ngày có lẽ là hiệu quả nhất và chứa khoảng 0,05 phần trăm fluor. Nước súc miệng sử dụng hàng tuần hoặc hai tuần một lần có hàm lượng fluor là 0.2 % cũng có sẵn.
Nước súc miệng Fluor không nên được sử dụng thay thế cho việc đánh răng với kem đánh răng có chứa fluor – bạn cần phải làm cả hai.
2/ Nước súc miệng với cồn
Cồn là một trong số các thành phần phổ biến nhất của nước súc miệng. Nhiều người nghĩ rằng, cồn có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh trong miệng, nhưng cồn trong nước súc miệng không phải là thành phần hoạt chất. Cồn có mặt để giúp khuếch tán hoạt chất khác, như các loại tinh dầu.
Hầu hết các loại nước súc miệng có cồn được sử dụng để thơm mát hơi thở và chống chảy máu chân răng, bệnh nha chu. Chảy máu chân răng và hơi thở hôi là do sự hiện diện của một số loại vi khuẩn trong miệng. Tuy nhiên, cơ chế tác dụng của cồn như thế nào thì rất ít người biết đến. Nói chung, người ta tin rằng cồn phá hủy thành tế bào vi khuẩn, nhưng không biết liệu nó có hiệu quả ở những người có bệnh nướu răng và hơi thở có mùi hay không.
Tác dụng phụ tạm thời
Nước súc miệng có cồn có thể có một số tác dụng phụ tạm thời, chẳng hạn như:
- Rối loạn vị giác
- Ố răng
- Cảm giác khô miệng
Tăng tình trạng hơi thở hôi: nước súc miệng có chứa cồn có thể làm cho tình trạng khô miệng và hơi thở hôi trở nên nặng nề hơn. Đau nhức, loét và đỏ đôi khi cũng có thể xảy ra.
Mối lo ngại
Nước súc miệng có cồn đã dấy lên mối lo ngại về việc cồn là một yếu tố nguy cơ ung thư miệng. Có nghiên cứu cho thấy rằng cồn làm cho các tế bào của miệng dễ bị các tác nhân gây ung thư. Khi cồn được chuyển hóa, sản phẩm là acetaldehyd, là một chất gây ung thư.
3/ Nước súc miệng chlorhexidine
Chlorhexidine là một chất kháng khuẩn được sử dụng như một hoạt chất trong các nhãn hiệu nước súc miệng. Chlorhexidine là một kháng sinh phổ rộng được sử dụng cụ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh nha chu.
Các nha sĩ đôi khi sử dụng nước súc miệng chlorhexidine để điều trị cho bệnh nhân bị bệnh nha chu. Các nghiên cứu đã cho thấy Chlorhexidine có thể làm giảm viêm do vi khuẩn nha chu.
Người ta lo ngại rằng chlorhexidine có thể không có hiệu quả chống lại các vi khuẩn đặc thường gây ra tình trạng hơi thở hôi.
Chlorhexidine có thể hữu ích trong việc điều trị các bệnh về lợi, tuy nhiên không phải là một biện pháp hiệu quả điều trị tình trạng hơi thở hôi. N nước súc miệng chlorhexidine phải luôn luôn được sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ nha khoa của bạn.
Mối lo ngại
Sử dụng nước súc miệng chlorhexidine lâu dài được cho là có thể gây ra đau răng và sưng lưỡi. Nước súc miệng chlorhexidine cũng có thể làm thay đổi hoặc làm giảm hương vị và gây ra khô miệng. Ở một số bệnh nhân có thể làm tăng tích tụ cao răng. Điều này có thể là do sự thay đổi hệ vi khuẩn trong miệng. Nước súc miệng chlorhexidine cũng có thể tương tác với các thành phần kem đánh răng, vì vậy bạn cần sử dụng riêng nước súc miệng chlorhexidine và kem đánh răng.
Một số người gặp cảm giác phát ban hoặc nóng rát khi sử dụng nước súc miệng chlorhexidine, trong trường hợp này cần ngừng sử dụng nước súc miệng ngay lập tức.
4/ Nước súc miệng chứa Hydrogen peroxide
Hydrogen peroxide là một thành phần hoạt tính tìm thấy trong hầu hết cá sản phẩm làm sạch trong gia đình. Nó chứa lượng lớn chất kháng khuẩn nhờ hoạt động oxi hóa giúp phá hủy và giết chết tế bào vi khuẩn.
Nước súc miệng chứa Hydrogen peroxide đã được kiểm chứng sự an toàn ở nồng độ 1-3%. Vấn đề là mọi người có những phản ứng khác nhau với Hydrogen peroxide và sự an toàn phụ thuộc vào việc pha loãng nó.
Các nghiên cứu khuyến cáo rằng nước súc miệng chứa Hydrogen peroxide có thể giúp giảm nhẹ viêm lợi và làm trắng răng.
Mối lo ngại
Hydrogen peroxide được biết là chất phá hủy tế bào của tủy răng. Nó có thể gây ra đau răng, viêm hoặc thậm chí chết tủy
Kết luận
Cố gắng tránh sử dụng loại này. Không đủ bằng chứng khoa học về lợi ích để cân bằng với rủi ro của nó.
5/ Nước muối
Nước muối là dung dịch đẳng trương tức là nó chứa cùng lượng muối và chất khoáng như của cơ thể và không kích ứng lợi của bạn
Nước muối được sử dụng phổ biến và được khuyến cáo sử dụng sau các can thiệp ở răng miệng. Đặc tính kháng khuẩn có vẻ làm giảm viêm nhiễm ở răng và lợi.
Nước muối ấm giúp chữa đau họng và amidan. Nó có thể làm dịu đau và loét miệng.
Với pH thấp nước muối giúp điều trị hơi thở hôi. Vi khuẩn gây hôi miệng cần pH cao để tồn tại
Bạn có thể tự làm nước muối ở nhà bằng việc hòa một nửa thìa muối trong một cốc nước ấm và súc miệng hai đến bốn lần mỗi ngày.
Kết luận
Nước muối là sự lựa chọn tại gia cho hơi thở thơm tho và sạch sẽ
6/ Tinh dầu
Tinh dầu được chiết xuất từ các loại cây có hương thơm và có tác dụng làm liền vết thương. Một số nước súc miệng chứa tinh dầu trong thành phần. Tuy nhiên bạn có thể tự làm bằng cách nhỏ vài giọt dầu vào nước.
Tinh dầu chứa hương thơm của thực vật. Đặc tính của chúng bao gồm chống oxi hóa, kháng khuẩn, kháng viêm. Sử dụng tinh dầu chữa bệnh đang phát triển nhanh chóng vì chúng hoạt động như phương thuốc tự nhiên mà không có tác dụng phụ
Nhìn chung những loại nước súc miệng này khá an toàn vì chúng là sản phẩm thiên nhiên. Một vài tinh dầu được tìm thấy có đặc tính kháng khuẩn mà có thể sử dụng làm nước súc miệng như:
- Tinh dầu bạc hà cay
- Tinh dầu bạc hà lục
- Tinh dầu đinh hương
- Tinh dầu khuynh điệp (bạch đàn)
Kết luận
Tinh dầu có thể giúp hơi thở thơm tho. Ngoài việc sử dụng tinh dầu, bạn vẫn phải thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng khác.