Bệnh ung thư trực tràng là 1 trong 4 loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất hiện nay, với các triệu chứng ban đầu thường bị táo bón, đi ngoài ra máu, co thắt dạ dày, giảm cân bất thường,…
Bệnh ung thư trực tràng là gì và nguyên nhân gây bệnh
Trực tràng là kết hợp của 2 phần: ruột già và hậu môn. Tuỳ vào tế bào ung thư xuất hiện ở phần nào thì sẽ có tên gọi cụ thể cho mỗi phần. Tuy nhiên tên gọi chung được sử dụng là ung thư trực tràng (tên tiếng anh là colorectal cancers).
Ung thư xẩy ra khi một tế bào nào đó trong cơ thể của chúng phát triền không bình thường. Tế bào đó được nhân lên một cách nhanh chóng và vô trật tự nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. Nếu đó là tế bào vú, ta bị ung thư vú; nếu đó là tế bào ruột ta bị ung thư ruột.
Thông thường ung thư ruột phát xuất từ một tế bào nào đó trên màng ruột già. Ban đầu chỉ là bướu (polyp) nhỏ, vô hại nhưng từ từ lớn dần rồi biến dạng thành ung thư.
Ai có thể bị ung thư trực tràng?
- Hơn 90% ung thư ruột già được khám phá ở những người 50 tuổi trở lên. Trước đây được xem là căn bệnh của người lớn tuổi nhưng hiện tại, số lượng người trẻ mắc bệnh này ngày càng tăng nhanh.
- Di truyền trong gia đình. Nếu ba mẹ bị ung thư ruột già thì nguy cơ con cái cũng có thể dễ bị là rất cao.
- Người dùng quá nhiều chất béo, thịt, mỡ, đồ chiên rán, nội tạng động vật chứa nhiều Cholesterol, đồ ăn dơ như ốc… Nhất là nếu họ lại không ăn chất sơ, rau hoặc trái cây.
- Người quá mập.
- Người không thường xuyên vận động
- Người bi bệnh tiểu đường
- Người thường xuyên hút thuốc và uống rượu
- Người đang mang trong người những bệnh ung thư khác
Dấu hiệu của bệnh ung thư trực tràng
Với tỉ lệ tử vong lên đến 70%, ung thư đại tràng là 1 trong 4 loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Vậy làm thế nào để nhận biết các triệu chứng và phòng tránh căn bệnh này hiệu quả? Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh.
1/ Táo bón
Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, bạn đã mắc chứng táo bón. Chứng này được sinh ra khi bạn thay đổi chế độ ăn uống hoặc luyện tập hàng ngày, đồng thời cũng là sự cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn.
Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Do đó, nhiều người chủ quan cho tới khi phát hiện bệnh.
2/ Đi ngoài phân nhỏ
Đi ngoài phân nhỏ là một dấu hiệu chứng tỏ trên đường đào thải ra bên ngoài phân của bạn đã gặp phải những vật cản khác trong đường tiêu hóa làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi. Những vật cản đó có thể là các khối u đang được hình thàng trong ruột kết.
3/ Đi ngoài ra máu
Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu. Do vậy mà đi ngoài ra máu cũng là một trong những triệu chứng nghiêm trọng của ung thư đại trực tràng.
4/ Co thắt dạ dày
Khi khối u phát triển trong ruột kết chúng có thể chặn đường đi và gây ra những cơn đau co thắt ở dạ dày mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào sự phát triển của bệnh. Nếu những cơn co thắt đó đi kèm cảm giác đau thì có thể khối u đã đi chọc vào thành ruột và hình thành nên bệnh ung thư đại trực tràng một cách nghiêm trọng.
5/ Cân nặng giảm bất thường
Khi các khối trong ruột kết tiết ra những chất hóa học làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể sẽ gây nên hiện tượng giảm cân bất thường mà người bệnh không tìm được ra nguyên nhân.
Tiến sĩ Hoàng Đình Chân cho biết thêm ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến trên thế giới, gây tử vong cao, chỉ đứng sau ung thư dạ dày, phổi, gan. Trong đó, người bị viêm loét đại tràng lâu ngày hoặc chế độ ăn uống hàng ngày nhiều chất béo và ít chất xơ là những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao nhất. Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình (bố mẹ hoặc anh, em ruột) bị ung thư đại trực tràng, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-3 lần người bình thường.
Do đó, những người có nguy cơ này và 5 triệu chứng kể trên nên chủ động khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phòng tránh và phát hiện sớm bệnh. Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư
Bệnh phát triển tương đối chậm nên đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì cho đến khi ung thư đã vào giai đoạn trầm trọng, hoặc lan tràn khắp nơi.
- Tùy theo vị trí và tùy theo từng loại ung thư, bệnh nhân có thể chỉ bị đau bụng sơ sài, cảm giác đầy hơi hay khó chịu sau hoặc trước bữa ăn.
- Vấn đề đại tiện có thể trở nên khác thường: Ngày bị bón, ngày thì tiêu chảy; Luôn luôn có cảm giác muốn nhưng không thể nào đi hết trong một lần; Trong phân có sự xuất hiện của máu bầm hoặc tươi.
- Giảm cân nhanh mà không biết rõ nguyên nhân.
- Cảm giác mệt mỏi thường xuyên.
Bệnh ung thư trực tràng sống được bao lâu?
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư đại tràng còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Tỷ lệ sống sau 5 năm cho các giai đoạn như sau: Nếu phát hiện ở giai đoạn rất sớm và được điều trị tích cực, kịp thời thì cơ hội sống lên tới 90%. Ung thư giai đoạn xâm lấn thì hi vọng sống khoảng 60%. Nếu có di căn đến các cơ quan khác thì cơ hội giảm đi nhiều lần.
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư đại tràng còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Tỷ lệ sống sau 5 năm cho các giai đoạn như sau: Nếu phát hiện ở giai đoạn rất sớm và được điều trị tích cực, kịp thời thì cơ hội sống lên tới 90%. Ung thư giai đoạn xâm lấn thì hi vọng sống khoảng 60%. Nếu có di căn đến các cơ quan khác thì cơ hội giảm đi nhiều lần.
Bị ung thư vẫn sống khỏe suốt 12 năm
Cách đây 12 năm, tình cờ ông Đôn Văn Bào và vợ xem tivi. Chương trình nói về những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư trực tràng. Xem đến đâu, ông chột dạ tới đó: “Sụt cân nhanh, ăn kém, đại tiện ra máu, chướng bụng, ợ hơi… Sao các triệu chứng đó giống tôi quá. Ngay hôm sau, tôi lên Bệnh viện Bạch Mai kiểm tra thì đúng là bị ung thư trực tràng thật”, ông Bào kể lại.
Ông Bào đi khám vào dịp sát Tết Nguyên đán năm 2024 nên bị hoãn mổ tới sau rằm tháng giêng. May thay có người quen trong Bệnh viện Quân y 103 hứa giúp mổ sớm nên ông xin chuyển viện, vừa gần nhà, vừa mổ kịp thời khi khối u chưa di căn.
Chất giọng đều, chất phác, ông Bào tâm sự, lúc mắc bệnh nan y, cả gia đình suy sụp lắm. Cả ngày vợ ông khóc lóc, ủ rũ, cúng bái. Ai cũng cầu mong ông phẫu thuật thành công, kéo dài thêm được sự sống ngày nào hay ngày đó. Ông Bào không lo lắng mà rất lạc quan, còn động viên lại mọi người.
“Sáng 19/12 mổ thì buổi tối trước đó tôi trốn về nhà tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ và động viên mọi người trong gia đình. Đến đêm trở lại viện thì thấy bác sĩ, y tá đang đi tìm tôi tán loạn. Bác sĩ mổ hỏi han sức khỏe, tinh thần tôi cũng như tâm lý vợ con. Lúc đó tôi nói một mạch: ‘Tôi là thống soái, thủ lĩnh. Trước khi vào đây đã đả thông tư tưởng hết rồi’. Bác sĩ tưởng tôi dối lòng, muốn đo huyết áp. Đo xong ông cười bảo huyết áp của tôi là 120/80, rất tốt”, ông Bào chia sẻ.
Tế bào ung thư trực tràng của ông Bào ở vị trị thấp, sát hậu môn nên phải cắt bỏ toàn bộ. Để dự trù khả năng di căn bác sĩ cắt thêm 5 cm ruột già. Sau mổ ông phải nối hậu môn nhân tạo vĩnh viễn. “Nhà tôi kể lại, sau khi mổ bác sĩ nói: ‘Giờ gia đình có thể về mổ lợn ăn mừng được rồi’. Đúng là nên mổ lợn ăn mừng bởi nếu để qua Tết thì ung thư đã di căn vào xương có vái tứ phương cũng không sống được”, ông cho biết.
Lộ trình điều trị tiếp theo của tất cả bệnh nhân ung thư là xạ trị, truyền hóa chất ức chế sự xâm lấn của tế bào ung thư. Nhưng ông thấy việc xạ trị, truyền hóa chất sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, rụng tóc, kém ăn mà sự sống chẳng kéo dài được là bao nên dù nhiều lần gia đình động viên, bác sĩ gọi ông đều không đi.
Thay vào đó ông thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện nghiêm ngặt. Ngoài việc ăn ít, ông không ăn đồ biển, các đồ nóng, ợ hơi nhiều. Mỗi ngày ông đều đi thể dục, vận động nhẹ nhàng. Vết mổ ngày xưa khó ngồi thẳng nên ông phải nằm khi tiếp khách. “Sau mổ tôi uống mật gấu, mật ong với tam thất, thuốc Mediphyramin. 14 tháng sau đi kiểm tra thì mọi chỉ số đều tốt quá mong đợi, trong người không còn tế bào ung thư nữa”, khuôn mặt ông tươi tỉnh khi kể lại.
Người đàn ông 70 tuổi chia sẻ thêm, khi uống mật gấu là ông đã xác định “một là sống, hai là chết” bởi mật gấu có tác dụng hoạt huyết rất tốt. Khi trong người còn tế bào ung thư thì nó sẽ khiến tế bào ung thư phát triển mạnh, dễ di căn. Nhưng nếu cơ thể không còn ung thư thì ông vừa mổ xong, mất máu, kiệt sức nên nó sẽ giúp phục hồi nhanh. Cách ông làm là pha mật gấu với rượu, đánh tan, trộn với tam thất ăn. Đối với mật ong cũng tương tự, trộn với tam thất ăn trước lúc ngủ. Sau vài tháng ông từ 48 tăng lên 51 kg. Ông kiên trì áp dụng cách này trong khoảng 3 năm.
Sau khi thoát khỏi án “tử hình”, ông Bào thấm thía câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Ông đọc nhiều sách báo, nghiên cứu các tài liệu về y học cổ truyền. Tự ông chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân trong gia đình. “Cứ vài tháng tôi lại đi khám sức khỏe một lần, lấy các loại thuốc về uống. Nhưng khi trái gió trở trời bị sao đó tôi toàn tự chữa là chính. Tôi trồng một số cây thuốc ở 2 bên ban công và trước nhà”, ông cụ chia sẻ.
Vợ ông Bào cho biết, cách đây 3 năm ông đi siêu âm phát hiện 2 u tuyến giáp dài chừng 5 cm. Ông kiên trì tự chữa bằng cách sắc nước lá đu đủ uống, kết với tập vẩy tay trong 45 phút (tương đương khoảng 1.800 lần). Làm như vậy đều đặn trong khoảng một năm, lúc đi siêu âm lại thì không còn thấy khối u nữa. “Cơ địa ông ấy hay dị ứng. Đợt đó ông lấy lá khế chua đun nước uống như uống chè sau một tháng thì chứng ngứa ngáy không còn, riêng men gan từ 4,5 giảm xuống 2,2”, người vợ cho biết.
Theo đại tá, tiến sĩ Đặng Việt Dũng, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật bụng (Bệnh viện Quân y 103), thực ra ung thư không đáng sợ như con người vẫn tưởng. Thực tế ông có những bệnh nhân đã và đang sống chục năm, hai mươi năm. “Một bệnh nhân nữ phẫu thuật ung thư năm hơn 30 tuổi, phải dùng hậu môn nhân tạo đã sống đến năm thứ 10 rồi. Cô ấy vẫn mặc váy, đi khiêu vũ bình thường mà không ai biết phải dùng hậu môn nhân tạo”, bác sĩ Dũng cho biết.
Theo bác sĩ Dũng, tâm lý là một yếu tố khó chữa nhất với những bệnh nhân ung thư. Và những người sống lâu được sau thời gian phẫu thuật, hóa trị đều là người lạc quan, kiên quyết chiến đấu với tử thần.
Hiện nay, các bệnh nhân ung thư được sử dụng lộ trình đa mô thức, bao gồm phẫu thuật, hóa chất, tia xạ, dùng các thuốc miễn dịch, kết hợp thêm vị thuốc đông y. “Có những bệnh nhân không xạ trị mà thời gian sống vẫn kéo dài sau mổ là do được phẫu thuật các giai đoạn T1, T2 và phẫu thuật triệt để. Bệnh nhân Bào cũng như vậy”, bác sĩ Dũng cho biết.
Đại tá Đặng Việt Dũng cho biết thêm, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt lộ trình điều trị, các bệnh nhân còn được khuyên dùng thêm những vị thuốc bổ có tác dụng miễn dịch rất tốt như linh chi, tam thất. Riêng về mật gấu có tác dụng hai mặt, không cần thiết, không nên dùng
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.