Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi? Không ít người gặp phải trường hợp này khi lưu thông hoặc ngồi trên xe máy. Nỗi lo lắng bị sẹo là thường gặp nhất. Mất 1 tuần, 2 tuần,… vết thương sẽ lành? và cách nào, loại thuốc bôi nào giúp không để lại sẹo?
Các yếu tố tác động đến quá trình hồi phục vết bỏng bô xe máy
Bỏng bô xe máy tuy không quá nguy hiểm nhưng lại rất dễ gặp phải, có khi do vô ý chạm vào bô xe máy còn nóng. Vết bỏng có mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy vào nhiệt độ của bô xe máy khi tiếp xúc.
Nếu như nhiệt độ của bô xe máy càng cao, thời gian tiếp xúc với da càng dài sẽ dẫn tới sự phá hủy nhiều hơn. Các tế bào nằm bên trong sẽ bị tổn thương càng sâu và khó khăn hơn để chữa lành. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như: cách sơ cứu khi bị bỏng bô, biện pháp chăm sóc, dinh dưỡng nữa.
Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi?
Độ sâu của các vết bỏng bô xe sẽ phụ thuộc vào mức độ nóng và thời gian vùng bị bỏng tiếp xúc với bô xe. Sẽ có ba cấp độ chấn thương bỏng, còn tùy từng mức độ, và thời gian chữa lành tổn thương sẽ khác nhau.
Bỏng độ 1
Ảnh hưởng đến lớp da trên cùng (biểu bì da). Vết bỏng gây ra tổn thương nhỏ trên vùng da, như: đỏ và mềm hoặc bị sưng. Thời gian chữa lành bỏng cấp độ 1 từ 3 – 6 ngày, thường là có thể được điều trị tại nhà.
Bỏng độ 2
Là tổn thương đã đi qua lớp biểu bì thứ 2. Vết bỏng sẽ gây đau, tấy đỏ, nổi phồng nước và có thể sẽ chảy máu. Thời gian lành từ 1 – 3 tuần. Sau khi lành, tại vùng da bị ảnh hưởng có thể sẽ xuất hiện các mảng da khác màu (vết thâm). Nếu như được chăm sóc điều trị đúng cách chúng sẽ không để lại sẹo.
Bỏng độ 3 và nặng hơn
Tổn thương trên cả 2 lớp da, cũng có thể làm tổn hại xương, cơ và cả phần gân bên dưới. Một số vùng da sẽ chuyển sang màu trắng, màu đen và/hoặc xám. Đôi khi người bị bỏng sẽ không đau vì các đầu dây thần kinh dưới da đã bị phá hủy.
Bỏng độ 3 thường sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao. Các vết bỏng này sẽ mất vài tháng, thậm chí là mất nhiều năm để chữa lành. Đồng thời có nguy cơ để lại sẹo lồi cao.
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh vết bỏng bô xe
Việc sơ cứu đúng cách kịp thời ngay sau khi bị bỏng bô là rất quan trọng. Nếu xử lý đúng sẽ giúp giảm diện tích bỏng, giảm được độ sâu tổn thương và còn hạn chế để lại sẹo sau bỏng. Bạn nên chú ý thực hiện các thao tác này nếu thấy mình hoặc người đi cùng bị bỏng sau đây:
Loại bỏ quần áo bị bỏng
Quần áo vốn có tác dụng giữ nhiệt, sẽ làm cho vết bỏng lan rộng và gây tổn thương sâu hơn.
Làm mát tại vùng bị bỏng
Ngâm hoặc rửa nhanh trực tiếp vết bỏng ngay dưới vòi nước sạch, mát. Việc này sẽ giúp làm hạ nhiệt vùng da bỏng, không để nhiệt độ gây tổn thương đến các kết cấu bên trong da.
Làm sạch vết bỏng
Sau khi vết bỏng bô xe đã được làm mát cũng nên rửa lại lần nữa với nước muối sinh lý (NaCL 0,9%); Hoặc dung dịch Povidine 10%. Tuyệt đối không dùng nước oxy già, cồn hoặc bôi thuốc đỏ,…
Các dung dịch này chỉ sẽ làm chết mô hạt và để lại sẹo. Cũng không được dùng Povidine để chữa trị bỏng, nếu như nạn nhân bị dị ứng Iot hoặc với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Băng bó
Vết bỏng nhẹ, nông chúng sẽ tự lành trong vòng 2 tuần. Nếu vết bỏng nặng hơn, tuyệt đối không được chọc vỡ bọng nước, không cần phải băng bó vùng da bỏng hãy để thông thoáng.
Tránh bụi bay vào các vùng da bị bỏng, bạn có thể mặc áo quần dài, rộng và băng vết bỏng lại bằng gạc mỡ Vaseline. Chỉ nên băng hờ, không băng quá chặt, kín quá có thể gây sừng hóa da non.
Một số lưu ý cần nhớ khi sơ cứu vết bỏng bô xe máy
Khi sơ cứu bạn cần chú ý những điều sau đây:
- Không dùng nước lạnh/ nước đá để ngâm rửa vết bỏng. Vì đá lạnh làm đông cứng tế bào và gây tổn thương nặng hơn, hoặc nặng hơn là có thể dẫn đến hoại tử nếu bị bỏng lạnh.
- Không dùng kem đánh răng để bôi lên vết bỏng xe máy để giảm đau rát. Trong thành phần kem đánh răng có chứa kiềm, nếu bôi vào da bị bỏng bô xe sẽ làm tăng mức độ đau rát, vết bỏng ăn sâu hơn vào các tổ chức bên trong và sẽ gây nhiễm trùng.
- Không thoa lên vùng da bị bỏng các loại mỡ, trứng gà, muối, đông y không rõ nguồn gốc,… khi chưa được rửa sạch.
- Tuyệt đối không nên chọc vỡ/ làm bể các bọng nước; Không nên bôi nghệ tươi hoặc là các kem có thành phần nghệ lên vết bỏng, sẽ gây thâm đen tại vùng da bị bỏng.
Cách chăm sóc giúp vết bỏng bô xe máy và không bị sẹo
Bị bỏng bô xe máy nên dùng loại thuốc nào nhanh hết bỏng và không để lại sẹo?
Bị bỏng bô xe máy và các loại thuốc nên dùng
Sau khi sơ cứu vết thương và giảm đau vết bỏng, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc bôi như sau:
Thuốc mỡ kháng sinh
Các vết bỏng từ mức độ 2 sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, vậy nên bạn cần dùng thuốc mỡ kháng sinh. Kháng sinh có công dụng sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn từ môi trường ngoài tiếp xúc với vết bỏng. Sau khi thoa lên vết bỏng hãy dùng bằng băng gạc hay vải vô trùng (loại không có lông tơ) để cố định.
Các loại thuốc bôi ngăn ngừa sẹo bỏng bô xe
Các loại thuốc ngăn ngừa sẹo thường chỉ có tác dụng với trường hợp mới bị bỏng bô dưới 3 tháng. Các loại thuốc này được áp dụng công nghệ tế bào gốc + với cơ chế ức chế men tyrosinaza. Giúp cho da bị bỏng được tái tạo nhanh chóng, đồng thời còn giúp ngăn ngừa thâm sẹo.
Nha đam
Nha đam cho khả năng giữ ẩm và làm dịu vết bỏng và chống viêm, gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Các thuốc/ kem bôi có chứa thành phần lô hội đã được nghiên cứu và cho thấy có tác dụng tốt cho các vết bỏng độ 1,2.
Cách ngăn không cho vết bỏng bô xe máy để lại sẹo
Vết bỏng bô xe máy thường không quá to nhưng nếu điều trị không đúng cách úng sẽ để lại sẹo. Một số cách chữa bỏng giúp đẩy lùi sẹo thâm cũng như giảm cảm giác đau rát.
Lô hội
Để chữa bỏng bô xe máy, bạn cần lấy phần thịt lô hội , thoa nhẹ nhàng lên vết bỏng. Nên thực hiện 2 – 3 lần/ mỗi ngày, cho tới khi thấy bề mặt vết thương khô và se lại.
Dầu mù u
Dầu mù u có công dụng điều trị các vết bỏng rất tốt. Giúp tái tạo da, làm lành vết thương nhanh và ngăn ngừa sẹo. Rửa sạch vùng da bỏng và bôi trực tiếp dầu mù u lên da bị bỏng khi đã lên da non.
Dầu dừa
Ngoài công dụng làm đẹp, dầu dừa có tác dụng trị sẹo thâm rất hiệu quả. Ngoài ra, dầu này có khả năng chống nắng vì vậy mà nó sẽ giúp vết thương không trở nên sạm màu do bắt nắng.
Bị bỏng kiêng và không kiêng ăn gì để da mau lành không bị sẹo?
Nên ăn gì giúp mau lành sẹo, có nên kiêng cữ món ăn nào không?
Bị bỏng bô xe máy kiêng ăn gì?
- Đường: sẽ làm chậm quá trình tự chữa lành của mô, thúc đẩy sưng viêm.
- Các loại thức ăn nhanh: thường có chứa dầu hydro hóa, nó thúc đẩy sưng viêm và làm giảm khả năng hồi phục, làm lành sẹo
- Thực phẩm chế biến sẵn: có thể sẽ chứa các hóa chất, phẩm màu có thể làm chậm quá trình chữa lành vết sẹo do bị bỏng.
- Thực phẩm giàu natri: làm chậm quá trình lành sẹo, khả năng tự chữa lành của cơ thể.
- Trứng: khiến vết thương lâu lành, và hình thành vết sẹo trắng không đều màu. Mới bị bỏng bạn nên hạn chế ăn trứng.
- Thịt bò: nếu ăn thịt bò khi vết sẹo bỏng bắt đầu khép miệng, rất có thể sẽ làm tăng sinh sắc tố melanin và tạo thành sẹo thâm mất thẩm mỹ.
- Rau muống: giúp tăng sinh các sợi collagen làm cho vùng da bị tổn thương đầy lên nhanh chóng, nhưng cũng sẽ tạo thành vết thẹo lồi.
Nên ăn gì để da mau lành, không để lại sẹo?
Một số thực phẩm bạn nên ăn giúp mau lành và hạn chế bị sẹo như:
- Thực phẩm giàu protein: Đậu khô, đậu Hà Lan, đậu phụ, đậu lăng , các loại hạt, bơ đậu phộng,bơ hạt, sữa hay phô mai. Công dụng giúp sửa chữa các tế bào cơ và da bị hư hỏng vì bỏng.
- Thực phẩm giàu Omega-3 : Giúp vết bỏng bô xe giảm sưng viêm, cung cấp dinh dưỡng để tái tạo mô. Các thực phẩm giàu Omega-3, ngoài cá còn có: hạt óc chó, hạt lanh, đậu nành,…
- Uống nhiều nước : Cơ thể luôn cần một lượng nước đáng kể để tự chữa lành vết thương. Cần uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, nếu thiếu nước, vùng da bị bỏng sẽ bị khô làm cho lâu lành hơn.
- Thực phẩm giàu Carbohydrate: Bổ sung thực phẩm có nhiều Carbohydrate giúp phục hồi vết bỏng tốt hơn. Một số thực phẩm giàu Carbohydrate như: bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, gạo, mì ống, rau bina, bông cải xanh, chuối,…
- Thực phẩm giàu vitamin, kẽm : Bổ sung thêm các vitamin A, C, E giúp chữa lành vết thương, vết bỏng và hạn chế sẹo. Một số các thực phẩm nên ăn gồm: Cà rốt, đu đủ, cà chua, ớt chuông, khoai lang, cam, quýt, rau bina, bí đỏ, hạt bí đỏ,….
Xem thêm: Bị bỏng bôi thuốc gì?
Tóm lại, việc bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào mức độ nông hay sâu và công tác điều trị đúng hay sai. Mong rằng với bài hướng dẫn xử lý đơn giản khi bị bỏng bô này có ích cho bạn đọc.