Tôi thường xuyên bị nhiệt miệng nên đau và rất khó chịu mỗi khi ăn. Mặc dù uống thuốc nhưng vẫn bị tái phát lại. Tôi muốn hỏi bị nhiệt miệng liên tục phải làm thế nào? Mong bác sĩ tư vấn! (Thái Vy, 30 tuổi)
Chào chị Vy! Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Với câu hỏi: “Bị nhiệt miệng liên tục phải làm thế nào?“, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng còn gọi là loét miệng, chúng phát triển thành các mô mềm ở trong miệng hoặc nước tạo thành mảng gây lở. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.
Nhiệt miệng không gây nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt đặc biệt trong ăn uống. Người hay bị nhiệt miệng thường ăn uống vất vả. Vì vậy, khi bị nhiệt miệng liên tục, bạn cần phải điều trị.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do nóng trong người. Còn theo y học hiện đại, nhiệt miệng là do các yếu tố dưới đây:
- Các bệnh có liên quan đến răng: viêm răng, sâu răng, viêm tủy,….
- Do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, hoặc phản ứng với kem đánh răng, nước súc miệng, khói thuốc,….
- Do niêm mạc miệng bị tổn thương do nhai hoặc ăn đồ nóng.
- Nhiệt miệng do thiếu vitamin C, B12, B9 cùng các khoáng chất.
- Stress mệt mỏi cũng gây nhiệt miệng.
- Rối loạn kinh nguyệt.
Biểu hiện của nhiệt miệng
Biểu hiện của nhiệt miệng là trong miệng xuất hiện vết lở to khoảng 1 – 2 mm. Vết loét to dần khoảng 5 – 7 ngày mới khỏi. Các dạng của nhiệt miệng:
- Nhiệt miệng ở thể nhỏ
Đây là dạng áp tơ miệng thường gặp ở nhiều người chiếm 70%. Ở dạng này, vết loét rất nông có đường kính từ 3mm tới dưới 1cm. Số lượng xuất hiện 1 – 3 vết loét. Dạng này xảy ra ở môi, nền lưỡi. Sau 7 ngày sẽ khỏi không để lại sẹo.
- Nhiệt miệng ở thể lớn
Áp tơ niêm mạc miệng lớn chiếm 10% với đường kính 1 – 3cm, sâu, tập trung ở môi, họng. Vết loét kéo dài sau 10 ngày mới khỏi.
- Nhiệt miệng Herpes
Dạng áp tơ miệng này ít gặp nhất, vết loét tạo thành đám tập trung trên diện rộng, gây đau.
Bị nhiệt miệng liên tục phải làm thế nào?
Khi bị nhiệt miệng liên tục, hãy áp dụng ngay các cách dưới đây để mau khỏi:
- Dùng nước muối loãng: Lấy một ít muối ngậm khoảng 10 phút rồi nhổ ra. Nước muối có tính sát khuẩn sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và giúp nhanh lành.
- Nước cốt dừa: Uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp nhanh khỏi nhiệt miệng và phòng bệnh tái phát. Nước dừa có chứa tinh dầu sẽ làm sạch khuẩn, xoa dịu cơn đau, làm lành vết lở do nhiệt miệng gây ra.
- Nước hạt rau mùi: Lấy một ít rau mùi rửa sạch rồi ép lấy nước để súc miệng ngày 2 – 3 lần. Nước rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa nhiệt miệng hiệu quả.
- Nước củ cải: Dùng 200g củ cải trắng rửa sạch rồi ép lấy nước, cho thêm 1 thìa muối vào ngậm ngày 3 lần. Chỉ sau 2 ngày vết loét sẽ lành.
- Nước ép cà chua: Lấy một quả cà chua rửa sạch ép lấy nước uống ngày 2 lần sẽ giúp chữa nhiệt miệng nhanh chóng
- Nước khế: Dùng 2-3 quả khế chua rửa sạch ép lấy nước rồi ngậm mỗi ngày để chữa nhiệt nhiệt.
- Bôi mật ong và nghệ: Dùng mật ong trộn với nghệ rồi thoa lên vết loét. Mật ong có tính kháng khuẩn, còn nghệ giúp kháng viêm giúp vết loét mau lành, liền sẹo. vào chỗ bị loét trong miệng.
- Cỏ mực: Lấy một ít cỏ mực rửa sạch, giã nhỏ cho 1 thìa muối vào rồi trộn đều. Ngậm nước này ngày 2 lần hoặc dùng tăm bông thấm vào chỗ bị nhiệt.
Cách Phòng tránh nhiệt miệng
Để phòng tránh nhiệt miệng, bạn cần:
– Hạn chế ăn các đồ cay nóng, dầu mỡ vì những thức ăn này không chỉ gây nhiệt miệng mà còn làm bạn bị nóng gan, nổi mụn,…
– Không uống rượu bia, thuốc lá, cà phê.
– Tăng cường ăn rau xanh, trái cây có tính giải nhiệt, mát gan.
– Uống nhiệt nước.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
– Không nên uống nước đá, đồ lạnh.
Chị Vy thân mến! Qua những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc của chị xoay quanh câu hỏi: “Bị nhiệt miệng liên tục phải làm sao?“. Hãy áp dụng ngay các cách trên để nhanh chóng hết nhiệt miệng nhé!