Hiện tượng gò cứng khi mang thai thường xảy ra ở bà bầu do các nguyên nhân cảm xúc bà bầu, sức ép tử cung..tình trạng cần chú ý khi có hiện tượng chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút…
Gò cứng bụng khi mang thai là gì?
Trong thời gian mang thai, mẹ sẽ được trải qua rất nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Hiện tượng đầu tiên đó là bụng bầu sẽ lớn dần, cảm giác ốm nghén, mệt mỏi, niềm hạnh phúc đến nghẹn lời khi cảm nhận những chuyển động đầu tiên của con… Những thay đổi đó sẽ khiến mẹ hồi hộp, hạnh phúc nhưng cũng không khỏi lo âu đặc biệt là với những cơn gò cứng bụng.
Những cơn gò cứng bụng là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai, hiện tượng này thường xảy ra từ cuối quý 2 đến quý 3 thai kỳ nhưng cũng có mẹ sẽ cảm nhận được rất sớm ngay từ tuần 12 trở đi. Nhiều người cho rằng bụng gò cứng là dấu hiệu nguy hiểm, thậm chí là dấu hiệu sắp sinh non tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy.
Nghiên cứu của các chuyên gia khoa sản cho hay, có rất nhiều nguyên nhân khiến bụng bầu co cứng trong đó cảm xúc của mẹ bầu là nguyên nhân chính. Mẹ buồn rầu, căng thẳng hay hạnh phúc đột ngột cũng khiến thai nhi gò cứng bụng. Nếu chỉ nhận thấy những cơn gò nhẹ, không đi kèm với những triệu chứng nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút… thì mẹ đừng quá lo lắng nhé.
Bà bầu bị gò cứng bụng có nguy hiểm không?
Nguyên nhân khiến bà bầu bị gò cứng bụng rất đa dạng. Nếu bạn nhận thấy đây chỉ là những cơn gò nhẹ không xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng như đau lưng chảy máu âm đạo thì đừng lo lắng quá nhé! Hầu hết các bà mẹ mang thai đều có triệu chứng đa thường trong thai kì nhưng sẽ nhẹ hơn khi em bé chào đời. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến thai phụ bị cứng bụng
- Tử cung bị gây áp lực: Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ thì mẹ không cảm nhận rõ áp lực này nhưng từ quý thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.
- Xương thai nhi phát triển: Thông thường các mẹ sẽ hay nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng từ cuối quý thứ 2 thai kỳ là bởi lúc này xương của thai nhi phát triển và tăng chiều dài đáng kể. Mỗi lần thai nhi xoay người sẽ gây ra những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ.
- Hiện tượng táo bón: Một nguyên nhân khác cũng khiến bụng bầu hay bị cứng đó là do triệu chứng táo bón. Chế độ ăn uống nghèo nàn và không khoa học khi mang thai sẽ khiến thực ăn khi được nạp vào cơ thể khó hấp thụ dẫn đến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức và ảnh hưởng đến tử cung mẹ. Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh để giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ.
- Cảm xúc của mẹ: Mẹ có biết rằng cảm xúc vui, buồn hay căng thẳng quá mức của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ và gây ra hiện tượng thai nhi gò cứng bụng không? Trong trường hợp này, mẹ không cần quá lo lắng, tuy nhiên, chị em bầu nên cố gắng tạo tâm lý thoải mái nhất để thai nhi phát triển tốt.
Gò cứng bụng khi mang thai khi nào cần chú ý?
Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, cơn co dọa sinh non thường là 5-10 phút xuất hiện một lần kèm ra huyết, đau bụng.
Một độc giả bày tỏ lo lắng: “Hiện tại em mới mang thai được 25 tuần 3 ngày thôi các chị ạ. Nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây, em thường xuyên thấy xuất hiện cơn gò ở bụng. Em bé gò mạnh đến nỗi bụng em cứng lại, em sờ lên bụng thì thấy khá cứng. Mỗi ngày có đến 3-4 cơn gò. Mà mỗi cơn gò lại làm em đau nhói bụng, cửa mình như muốn mở ra”
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y khoa Thái Hà, Hà Nội) cho biết: “Khi thai đã ở những tháng cuối hoặc 25 tuần như bà bầu hỏi sẽ có những cơn co nhất định. Tuy nhiên, nếu cơn co đó chỉ xuất hiện một vài lần rồi biến mất hoặc tự nhiên buổi sáng tỉnh dậy có xuất hiện cơn gò cứng bụng thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên với bà bầu này có 3-4 cơn gò cứng bụng trong một ngày kèm triệu chứng đau nhói bụng cần phải đi khám ngay để được bác sĩ có những chỉ định”.
Theo lời bác sĩ Dung, cơn co dọa sinh non thường là 5-10 phút xuất hiện một lần kèm ra huyết, đau bụng. “Với trường hợp bà bầu nói trên đi khám bác sĩ, nếu kết luận không phải dọa sinh non thì sẽ được bác sĩ kê thuốc để giảm cơn co. Lưu ý các bà bầu khi xuất hiện cơn gò cứng bụng dù tần suất thế nào cũng cần đi khám bác sĩ để yên tâm”, bác sĩ Dung nói thêm.
Trong suốt quá trình mang thai, chị em cần lưu ý không sờ tay vào bụng, xoa bụng vì có thể gây cơn co tử cung dẫn đến đẻ non. Ngoài ra, việc xoa đầu ngực trong thai kỳ cũng không được. Nguyên tắc trong thời kỳ mang thai là không ra máu, không ra nước và không có cơn co tử cung. Khi xuất hiện bất kỳ những dấu hiệu nêu trên cần đến gặp bác sĩ sản khoa ngay lập tức.
Trong tư vấn gần đây, bác sĩ Trần Việt Cường (Trường khoa sản thường, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP.HCM), nguyên nhân của sinh non có nhiều như nếu đã sinh non một lần thì lần tiếp theo sẽ có nguy cơ cao về sinh non, cổ tử cung bị hở bẩm sinh, trước khi mang thai có nạo hay phá thai nhiều lần. “Đặc biệt, việc bị té ngã, tác động mạnh từ bên ngoài lên bụng cũng sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non”, bác sĩ Cường lưu ý.
Dấu hiệu sinh non có thể nhận ra là xuất hiện hiện tượng đau bụng khi chưa đến ngày dự sinh, có nhớt và dịch từ âm đạo… khi có những dấu hiệu này cần đưa ngay thai phụ đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám.
“Có 2 thời điểm để kiểm tra nguy cơ sinh non với thai phụ. Đó là 3 tháng đầu kiểm tra eo cổ tử cung xem có bị hở bẩm sinh hay không. Còn 3 tháng giữa thai kỳ cũng sẽ kiểm tra vấn đề này, nếu bị hở sẽ được chỉ định của bác sĩ, có thể sẽ khâu eo tử cung”, bác sĩ Cường lưu ý.
theo suckhoedoisong, eva
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.