Bị đau bụng tiêu chảy do ăn phải thực phẩm bẩn, nhiễm virus, vi khuẩn, Lúc này bạn nên: uống nhiều nước chứa kẽm & kali để ngăn chặn tình trạng mất nước, ăn chuối, chất sơ, thức ăn giàu tinh bột, hạn chế ăn rau sống, thức ăn chưa nấu chín.
Nguyên nhân đau bụng tiêu chảy
Theo như được biết, trong phân người có chứa khoảng 60 đến 90% nước, những người mắc bệnh tiêu chảy thì phân hàm chứa trên 90% nước. Phân có thể chứa nhiều nước vì do chuyển hóa quá nhanh qua hệ thống tiêu hóa; nếu một thành phần của phân ngăn chân ruột già hấp thu nước, hay nếu nước bị thải bởi ruột già vào phân.
Thông thường, ruột có thể hấp thu một lượng nước lớn hơn lượng nước cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, khi khả năng dự trữ bị áp đảo (tràn ngập) thì tiêu chảy sẽ xảy ra. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, dưới đây xin điểm danh một số “thủ phạm” chính gây hại:
- Nhiễm khuẩn: các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella…
- Nhiễm nguyên sinh động vật: amip, lamblia.
- Nhiễm ký sinh trùng: các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
- Ăn phải thức ăn ôi thiu
- Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn
- Uống quá nhiều bia rượu
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Bị đau bụng tiêu chảy nên uống gì
Ở nhiều trường hợp mắc tiêu chảy, bù dịch là biện pháp chữa trị duy nhất cần đến. Thường là biện pháp bù dịch bằng đường uống, trong trường hợp nghiêm trọng thì bằng đường truyền qua tĩnh mạch. Bù dịch đường uống có thể được sử dụng để ngăn chặn bị mất nước. Các dung dịch làm ở nhà như nước cơm pha muối, nước ya-ua pha muối, súp gà và rau củ với muối cũng có thể được cho bệnh nhân dùng. Với mỗi lít nước dung dịch gạo rang hoặc ngũ cốc nấu nước cho vào từ ½ đến một thìa cà phê muối.
Tuy nhiên không nên cho bệnh nhân tiêu chảy uống dung dịch chứa quá nhiều đường và muối, vì như thế sẽ khiến việc mất nước còn trầm trọng hơn. Nếu có thì nên cho vào một lượng phù hợp kẽm và kali. Dù có hay không có sẵn hai chất này thì cũng không nên trì hoãn việc bù nước. Như WHO khuyến cáo, điều quan trọng nhất là bắt đầu ngăn chặn việc mất nước càng sớm càng tốt. Trong khoảng một hay hai giờ đầu uống dung dịch bù muối, bệnh nhân thường hay nôn ói, đặc biệt là nếu một trẻ uống dung dịch này quá nhanh. Nếu trường hợp này xảy ra, chờ 5 – 10 phút sau hãy cho trẻ từ từ uống dung dịch lại.
Trong lúc tiêu chảy, cơ thể mất nước và mất điện giải cho nên cái cần thiết nhất là phải tìm cách bù nước ngay trước khi đưa đi bệnh viện. Nước để bù tốt nhất là dung dịch orezon được pha đúng liều lượng hướng dẫn. Dung dịch orezon được bán rất nhiều ở các nhà thuốc. Khi đang bị tiêu chảy, “ăn ít uống nhiều” là đúng nhưng không bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt.
Bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì?
Phần lớn những người bị tiêu chảy đều không biết được những gì nên và không nên ăn khi mắc bệnh. Đôi khi, việc lựa chọn thực phẩm sai lầm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hoặc kéo dài hơn. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy bạn nên tham khảo:
- Chuối: Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.
Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. - Táo đã được nấu chín: Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những quả táo sống còn cung cấp nhiều loại chất xơ khác nên sẽ khiến bao tử (vốn đang bị suy yếu do tình trạng tiêu chảy gây ra) phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa hết lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này.
- Thực phẩm giàu tinh bột: Những thực phẩm giàu tinh bột sẽ làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng đi tiêu lỏng ngay lập tức vì chúng có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu. Nước gạo nâu cũng rất tốt cho những người bị tiêu chảy và có thể dùng thường xuyên khi cần thiết.
- Sữa chua: Là một sản phẩm được chế biến từ sữa nên sữa chưa được đánh giá là có khả năng chữa trị tiêu chảy hiệu quả. Các khuẩn sữa sẽ giúp cân bằng lượng vi khuẩn trong bao tử, giúp bao tử luôn “khỏe mạnh”.
Người bệnh tiêu chảy không nên ăn
- Không ăn rau sống, rau chân vịt, rau cần, rau hẹ, giá đậu và những món nhiều xenluylô, nhiều bã. Vì xenluylô khó tiêu, kích thích cơ học đối với dạ dày, ruột. Ăn thức ăn thô, nhiều bã làm tăng lượng phân, sau khi hấp thụ nước bị trương ra, làm ruột co bóp gây tiêu chảy nhiều hơn.
- Không ăn thịt mỡ, canh nhiều dầu mỡ, các món hải sản tanh, gây khó tiêu và tăng thêm gánh nặng cho đường ruột.
- Không nên ăn củ cải, hành, đậu tương, bí đỏ, củ từ, hành sống, tỏi sống là những thực phẩm và gia vị sinh hơi, có tính kích thích.
- Những món sinh hơi và có tính kích thích đều làm cho ruột tăng cường co bóp, tiêu chảy sẽ trầm trọng thêm.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.