Bệnh trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng gây ra chứng buồn, mất hứng thú trong thời gian dài khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, giảm tập trung và về lâu dài gây hại cho sức khỏe. Trầm cảm hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ đúng những gợi ý của bác sĩ.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một chứng bệnh rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn, mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ gây ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể gây ra những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể làm bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình, bạn bè, thậm chí trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử.
Triệu chứng trầm cảm dễ nhận biết nhất
Triệu chứng của bệnh trầm cảm khá đa dạng và thường xuất hiện khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có những người sẽ ngủ nhiều hơn, có nhiều người lại rất khó ngủ hoặc có người sẽ ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại bị mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, vẫn có một số triệu chứng phổ biến như:
- Không thể tập trung;
- Cảm thấy mệt mỏi;
- Cảm thấy buồn chán hoặc trống rỗng;
- Cảm thấy vô vọng, dễ bị yếu tố môi trường kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi;
- Mất hứng thú với quan hệ tình dục;
- Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa;
- Một số trường hợp trầm cảm nghiêm trọng có thể có ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.
Bệnh trầm cảm có chữa khỏi được không?
Sự kết hợp giữa các loại thuốc chống trầm cảm và phương pháp điều trị tâm lý sẽ mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải tôn trọng tuân thủ thời gian điều trị.
Thường chỉ sau khoảng 15 ngày điều trị, bệnh trầm cảm sẽ cảm thấy sức khoẻ cũng như tâm lý tốt hơn. Hai tháng sau khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân có cảm giác mình đã được trở lại trạng thái trước khi mắc căn bệnh này.
Tuy nhiên, bệnh nhân không được dừng quá trình điều trị tại đây. Kết quả điều trị sẽ là con số 0 hoặc số âm. Theo các bác sỹ tâm thần/ tâm lý, việc điều trị cần phải kéo dài trong vòng nhiều tháng sau đó ngay cả khi bạn cảm thấy bản thân hoàn toàn khoẻ mạnh. 6 tháng điều trị là thời gian ít nhất cho mỗi đợt điều trị bệnh.
Người trầm cảm nên làm gì?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ có thể giúp bạn hạn chế sự tiến triển của bệnh trầm cảm:
- Không tự cô lập mình;
- Đơn giản hóa cuộc sống và các vật dụng xung quanh;
- Tập thể dục thường xuyên, đều đặn và khoa học;
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng;
- Học cách thư giãn tâm lý và kiểm soát căng thẳng;
- Không nên đưa ra các quyết định quan trọng khi đang cảm thấy tâm trạng chán nản;
- Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn; bệnh nhân có ý định tự tử hoặc có ý định giết hay làm hại người khác;
- Gọi bác sĩ ngay nếu bạn gặp các triệu chứng rối loạn thần kinh như nghe thấy giọng nói bất thường, thấy những thứ không xuất hiện ở đó hoặc cảm thấy bị hoang tưởng.