Bệnh thoát vị đĩa đệm thường có triệu chứng đau, tê mỏi vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi và cẳng chân..bệnh có biến chứng nguy hiểm như tàn phế suốt đời, teo cơ, đau rễ thần kinh…
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh về xương khớp rất nhiều người mắc phải, đây là nguyên nhân gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau chân tay…Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có hậu quả rất đáng tiếc. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và nguy hiểm thế nào?
Thoát vị đĩa đệm xảy ra bất kỳ phần nào của cột sống như phần cột sống cổ, cột sống thắt lưng, trong đó chủ yếu thoát vị cột sống thắt lưng với các triệu chứng đau, tê mỏi vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi và cẳng chân, cảm giác yếu cơ,… Ðây là căn bệnh rất phổ biến và có thể gây tàn phế nếu không được điều trị. Do đó người bệnh cần đi khám và điều trị sớm khi thấy các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
Hiện nay nhờ có chẩn đoán hình ảnh nên chúng ta phát hiện được cả thoát vị có triệu chứng (đau) và không có triệu chứng. Các triệu chứng chính của thoát vị là:
- Đau kịch phát khi ta kích thích nhóm cơ: khi cúi, khi ho hắt hơi hoặc gắng sức. Đau tăng lên khi ngồi lâu, hoặc tư thế đứng hoặc nằm sấp.
- Nếu thoát vị vùng thấp của lưng: sẽ gây đau lưng, có kết hợp hoặc không triệu chứng đau dọc dây Thần kinh tọa.
- Nếu thoát vị đĩa đệm vùng cổ: sẽ có triệu chứng cứng và đau cổ. Đau lan ra 2 vai và cánh tay (thường là một bên), kèm theo có cảm giác tê kiến bò và nặng tay hoặc yếu cẳng hoặc cánh tay.
Đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, gồm có lớp vỏ sợi và nhân nhầy. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương, có thể cúi ngửa, nghiêng, vặn mình. Sau tuổi 30, cột sống của chúng ta bắt đầu thoái hóa, đĩa đệm không còn tính đàn hồi như trước, nhân nhầy có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, rạn nứt và dễ rách. Khi có một lực tác động mạnh vào cột sống, nhân nhầy có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài, chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh, gây đau cột sống. Bên cạnh đó, chấn thương, gù, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, gai đôi cột sống,… cũng là những yếu tố thuận lợi gây thoát vị đĩa đệm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
- Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
- Bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn có thể gây là một số bệnh khác như:
Đau rễ thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh do chèn ép cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm. Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.
Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quảng, nó xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.
Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối bao gồm rối loạn cơ thắt: trong tổn thương các rễ vùng xương cùng có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.
Hội chứng đuôi ngựa với biểu hiện gồm đau một cách dữ dội, người bệnh không thể chịu nổi, đòi hỏi cấp cứu về thần kinh. Đau lại kèm theo liệt cơ, mất cảm giác, rối loạn cảm giác… Trường hợp chứng đuôi ngựa dưới có thể rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân. Đối với trường hợp hội chứng đuôi ngựa giữa thì có triệu chứng liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân; mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông; rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.
Do đó, cần phải có biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm như: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật nặng đúng cách…). Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,…
Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi được nếu bạn áp dụng phương pháp chữa bệnh phù hợp và biết cách thay đổi lối sống, sinh hoạt làm việc để tránh tái phát và giúp bệnh không nặng thêm. Sau đây là một số cách trị thoát vị đĩa đệm bạn nên tìm hiểu.
1/ Điều trị bằng trị liệu vật lý
Điều trị thoát vị đĩa đệm tùy theo tính chất tổn thương, biến chứng của bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh lên khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Các biện pháp điều trị bao gồm điều trị nội khoa, Đông y, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và cả ngoại khoa. Điều trị nội khoa bằng thuốc có thể chữa khỏi đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm. Đó là dùng thuốc giảm đau (paracetamol, efferalgan codein), thuốc chống viêm không steroid (celebrex, mobic), thuốc giãn cơ (myonal).
Ở cơ sở chuyên khoa khớp có điều kiện kỹ thuật và vô khuẩn người ta còn tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison. Có thể dùng các biện pháp nắn chỉnh cột sống như tác động cột sống, kéo dãn cột sống, mang dụng cụ cố định cột sống cổ hay thắt lưng bị đau. Ở 1-3 tuần đầu tiên, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại vị trí bình thường.
Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm như đai kéo giãn lưng Disk Dr. Đeo đai lưng Disk Dr điều trị kéo giãn hay đai kéo giãn cổ có tác dụng làm giảm tải tác động lên đĩa đệm, giữ cột sống trong trạng thái thả lỏng, có thể sử dụng tại nhà và có tác dụng lâu dài với người bệnh.
2/ Cách chữa bệnh bằng đông y
Về điều trị bằng Đông y, người ta thường áp dụng các phương pháp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm. Xoa bóp có tác dụng giảm đau, chống co cứng và cải thiện chức năng các cơ cạnh cột sống. Trị bệnh bằng châm cứu được phát triển ở Trung Quốc từ 2-3 ngàn năm nay.
Châm cứu kích thích tiết ra những chất hóa học tự nhiên có tác dụng giảm đau. Các biện pháp vật lý trị liệu thường dùng là liệu pháp nhiệt như chườm túi lạnh, tắm nước nóng, dùng đệm sưởi nóng. Có thể dùng các biện pháp khác như chiếu tia hồng ngoại, laser, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc…
Khi có điều kiện có thể dùng liệu pháp tắm cát, đắp bùn, tắm suối khoáng, tắm biển. Phẫu thuật chỉ có chỉ định trong một số rất ít các trường hợp. Đó là khi điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng, hay có một số biến chứng của bệnh như liệt và teo cơ, rối loạn cơ tròn. Phẫu thuật nhằm giải phóng rễ thần kinh khỏi bị chèn ép. Đó là các biện pháp cắt bỏ đĩa đệm qua da, mổ cắt cung sau, mổ lấy nhân thoát vị.
Như vậy, việc chữa thoát vị đĩa đệm có khỏi được không trước hết phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân. Lý tưởng nhất là cơ sở y tế có các phương pháp điều trị thích hợp cho mỗi giai đoạn bệnh. Lúc đó bác sỹ sẽ tư vấn các lựa chọn điều trị cho mỗi bệnh nhân. Trên cơ sở tư vấn, bệnh nhân sẽ quyết định chọn phương pháp điều trị tối ưu cho mình.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.