Bà mẹ nào cũng muốn con sinh ra luôn được khỏe mạnh. Nhưng trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ xuất hiện bệnh đái tháo đường đã khiến mẹ rất lo lắng. Để có thể hiểu hơn về đái tháo đường thai kỳ và bệnh có ảnh hưởng đến bé hay không thì các mẹ tham khảo những thông tin dưới đây nhé.
Tác hại bệnh đái tháo đường thai kỳ
Bệnh đái tháo đường không còn xa lạ với những bà mẹ mang thai. Theo thống kê hiệp hội sản phụ khoa thế giới năm 2024 thì tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường chiếm khoảng 16%. Ở Việt Nam, phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường chiếm 11% – 13%, nhưng rất ít thai phụ hiểu đúng về vấn đề này mà cứ tưởng bệnh này chỉ tham thời và sau khi sinh tự nhiên sẽ hết bệnh.
Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường là mỗi nguy hiểm ngọt ngào. Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà cả thai nhi cũng bị lây bệnh theo. Hậu quả của bệnh đái tháo đường là thai phụ bị sinh non, tăng huyết áp, tiền sản giật, khó sinh, rối loạn đường huyết, băng huyết sau sinh, sản giật… Không chỉ gây hậu quả cho mẹ mà cả bé sau sinh cũng gặp rất nhiều bệnh như: vàng da sau sinh, suy hô hấp, béo phì, đái tháo đường, hạ canxi và các bệnh lý về tim mạch.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đái tháo đường?
Những người phụ nữ mang thai sau tuổi 35, từng bị béo phì trước khi mang thai, từng mang thai nhiều lần.Những người mẹ tăng cân liên tục trong thời kỳ mang thai, từng bị đái tháo đường trong lần mang thai trước hoặc gia đình cũng đã có người bị đái tháo đường… là nguyên nhân dẫn đến những bà mẹ bị bệnh đái tháo đường trong thai kỳ. Vì vậy, các bà mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Chế độ ăn uống trong thai kỳ không được kiểm soát. Do hocmon thay đổi nên quá trình mang thai xuất hiện nhiều cảm giác thèm ăn khiến các mẹ bầu không cưỡng lại được. Cứ nghĩ mang thai thèm gì ăn nấy để bé khỏe nên những phụ nữ thèm đồ ăn ngọt và ăn liên tục trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây nên đái tháo đường.
Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần lớn trong việc phòng tránh đái tháo đường trong thai kỳ. Các mẹ bầu cần phải cân đối về năng lượng và cả chất lượng dinh dưỡng đủ cho bé cần. Trong 3 tháng đầu nặng lượng cần nuôi bé chỉ tăng 50 Kcalo, 250 Kcalo trong 3 tháng giữa và 450 Kcalo trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Mẹ hãy chia sẻ bữa ăn thành 4 phần: 1 phần đạm, 1 phần tinh bột và 2 phần rau xanh.
Chất lượng dinh dưỡng ở mức tuyệt vời nhất là: chất bột đường 55% đến 60%, chất béo từ 25% đến 30%, đạm từ 15% đến 20%. Những phụ nữ đã từng bị tiểu đường cần hạ thấp chế độ dinh dưỡng xuống khoảng 50% năng lượng thôi nhé, nên chọn những thực phẩm giàu chất xơ, ăn thực phẩm giàu axit béo chưa bão hòa. Sử dụng nhiều rau xanh và các loại củ có màu cam, vàng, đỏ có rất nhiều chất chống oxy hóa, các loại vitamin, chất khoáng và xơ sẽ giúp kiểm soát đường huyết sau ăn, có thể bảo vệ tế bào. Bên cạnh đó, các mẹ đã từng có tiền sử tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Từ những nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ giúp các mẹ có chế độ dinh dưỡng khoa học hơn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!