Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi là hiện tượng rất thường gặp khi mẹ không biết cách cho bé bú sữa. Nếu mẹ không biết cách xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho bé. Mách mẹ một số phương pháp giúp xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi dưới đây.
Tại sao bé bị ọc sữa lên mũi?
Do bộ phận ở mũi nó thông với cổ họng nên hiện tượng thức ăn và sữa bị ọc lên mũi là dễ xảy ra. Với bé sơ sinh bị hiện tượng này là do khả năng kiểm soát các van đóng mở cổ họng thông với mũi là rất còn yếu. Khi đó bé không thể vừa thở vừa nuốt thức ăn cùng 1 lúc nên sẽ có hiện tượng thức ăn trào lên mũi.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như trong khi bú trẻ bị ho, nấc hoặc cười cũng rất dễ bị sặc sữa. Tư thế bú sữa của trẻ sai cách, có khi trẻ đói nên bú vội vàng nên dễ bị ọc sữa. Cũng có thể sữa mẹ quá nhiều hoặc lỗ ở núm bình sữa quá to nên trẻ không bú kịp cũng rất dễ bị ọc sữa.
Hiện tượng ọc sữa ở bé thì rất bình thường, nhưng khi bé có dấu hiệu khó thở, mỗi lần thở rất khó khăn thì lại là nguy hiểm. Khi sữa bị tràn lên mũi khiến cho mũi bé bị đau nhức, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé. Nếu như ọc sữa nặng bé sẽ ngạt thở nên bố mẹ không được xem thường vấn đề ọc sữa nhé.
Phương pháp xử lý trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi
Khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi mẹ cần tìm cách xử lý ngay để giúp bé cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Mẹ có thể áp dụng các bước dưới đây, nếu bé đã ổn định lại thì mẹ không nên sử dụng thêm các bước tiếp theo nhé.
Bước 1: Khi bé bị ọc sữa thì mẹ nên cho bé ngồi dậy, khi đó bé sẽ dễ dàng ho hơn. Bé ho được và có phun ra sữa thì chứng tỏ hiện tượng ọc sữa ít và nhẹ thôi. Sau đó mẹ nên lau sạch miệng và mũi của bé nhé.
Bước 2: Tiến hành hút sữa cho bé. Biểu hiện là trẻ khó thở và da bị tím tái thì mẹ cần hút sữa ở mũi và miệng ngay cho bé nhé. Đây là giai đoạn sơ cứu trong thời gian đang chờ xe cấp cứu. Mẹ nên dùng miệng để hút sữa giúp bé và nên nhéo nhẹ cho bé một cái để giúp bé tỉnh táo hơn.
Bước 3: Có thể dốc ngược bé lên và vỗ nhẹ. Mẹ lưu ý là khi thực hiện bước này là bé đang trong tình trạng khó thở nhé. Mẹ hãy đặt bé nằm úp lên cánh tay của mình, tay còn lại vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé khoảng 5 cái một. Sau đó mẹ lật bé trở lại xem đã ọc sữa ra hết chưa và tình trạng hít thở lại bình thường chưa.
Bước 4: Nếu các bước làm trên không hiệu quả mẹ nên ấn ngực cho bé. Một tay mẹ giữ đầu bé còn 1 tay nữa ấn vào ngực của bé để giúp bé hít thở dễ dàng hơn.
Bước 5: Trong quá trình sơ cứu không giúp bé được tốt hơn thì mẹ nên đưa bé đi cấp cứu nhé.
Để giúp bé tránh tình trạng bị ọc sữa thì mẹ nên cho bé bú đúng cách, đúng tư thế và không nên mặc quần áo quá chật cho bé. Chúc bé luôn khỏe mạnh!