Điều kiện mổ mắt cận thị là: trên 18 tuổi với độ cận từ 1-20 dp, mức độ cận ổn định, tiến triển chậm, loạn thị từ 1-7 độ, lão thị với người có sức khỏe, huyết áp ổn định, dưới 40 tuổi, khả năng hồi phục cao.
Có mấy loại cận thị?
Cận thị thường được chia làm hai loại, tật cận thị và bệnh cận thị. Với những bệnh nhân bị cận thị là trường hợp bệnh bẩm sinh, có yếu tố di truyền, độ cận thường cao, thậm chí rất cao (có trường hợp trên 20 điop), mức độ cận tăng nhanh, nhiều, ngay cả khi đã đến tuổi trưởng thành.
Cận thị học đường, cận thị mắc phải: Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi học trò, đôi khi ở thanh niên, mức độ cận nhẹ và trung bình (6 điop trở xuống), cận tiến triển chậm, tăng độ ít, độ cận thường ổn định khi đến tuổi trưởng thành (18 – 20 tuổi).
Cận thị biến chứng như nào?
Người bị bệnh cận thị thường có nhiều biến chứng như: thoái hóa hắc võng mạc, bong pha lê thể, xuất huyết hoàng điểm, xuất huyết pha lê thể, rách võng mạc, bong võng mạc… Tiên lượng điều trị những biến chứng này kém, khả năng phục hồi thị lực thấp.
Cận thị có nên phẫu thuật?
Cận thị là một dạng tật khúc xạ rất thường gặp. Nhiều người cứ nghĩ rằng, để giảm gánh nặng “bốn mắt” trở về “hai mắt” cho gọn nhẹ thì cứ đi mổ là xong. Vậy cận thị có nên phẫu thuật?
Một số phương pháp điều trị cận thị:
Phổ biến và rẻ tiền nhất là đeo kính gọng; kế đó là đeo kính sát tròng; và hiện đại nhất hiện nay là mổ bằng tia laser (phương pháp lasik). Đeo kính gọng rẻ tiền và an toàn nhất, còn đeo kính sát tròng, giải quyết được một số bất tiện của kính gọng, nhưng phải giữ gìn vệ sinh tốt, đặc biệt trong môi trường nóng, ẩm, nhiều bụi như ở Việt Nam; không đeo được khi bơi, tắm biển; chi phí dung dịch ngâm kính, thay kính cao; cần kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần.
Bên cạnh đó còn có phương pháp mổ lasik chữa tật khúc xạ, trong đó có cận thị, chi phí mổ khá cao: 11 – 12 triệu đồng/hai mắt. Thực tế không phải ai bị cận cũng có thể tiến hành phẫu thuật được, một số trường hợp không được mổ cận thị như: có bệnh lý cấp tính, mạn tính tại mắt (glaucoma, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, loạn dưỡng giác mạc, bệnh giác mạc chóp, xuất huyết võng mạc…); những người không nên mổ gồm: độ cận chưa ổn định, đang dùng thuốc ngừa thai, đang mang thai, khô mắt..
Lasik là phương pháp mổ hiện đại (dùng dao vi phẫu tạo một vạt giác mạc, rồi chiếu tia laser để chỉnh độ cận…), có nhiều ưu điểm, tuy nhiên người bệnh cần được khám sàng lọc kỹ càng từ bác sĩ có chuyên môn trước khi mổ, để loại trừ một số bệnh, yếu tố chống chỉ định, cũng như một số nguy cơ gây biến chứng. Rất nhiều người thắc mắc là: “Sau mổ cận thị bằng lasik có nguy cơ tái cận không?”. Theo các nhà chuyên môn điều này có thể xảy ra, mức độ tái phát tùy trường hợp.
Điều kiện mổ mắt cận thị là gì?
Một trong những điều kiện chuẩn để người bệnh có thể tham gia phẫu thuật lasik là phải từ 18 tuổi trở lên, mắc tật cận thị từ 1 – 20 độ, viễn thị từ 1 – 10 độ, loạn thị từ 1 – 7 độ, lão thị.
Sau khi mổ lasik tuy thị lực của bạn đã được phục hồi những chức năng cảm giác của giác mạc cũng sẽ kém đi vì bị tổn thương. Vậy nên tốt nhất là chỉ phẫu thuật lasik khi độ cận dưới 10 độ, tuổi dưới 40. Trên 40 tuổi mà bạn bị cận nhẹ thì không nên phẫu thuật lasik vì khi đó lão thị đã xuất hiện hoặc thường xuất hiện đục thủy tinh thể bệnh lý do cận thị. Vì vậy, nếu người bệnh trên 40 độ thì nên chờ có đục thủy tinh thể sẽ phẫu thuật để giải quyết cả hai vấn đề trong cùng một ca phẫu thuật.
Minh an nguyen viết
Em ngoai 40 tuôi co nen mo can thi duoc hay khong bac si
Minh an nguyen
Sdt 0902520096
Hien tai em can thi con mat phai 5 va mat ben trai la 4 diop
Bac si nen tu van giup em ak
Minh an nguyen viết
Hien tai em song tai ho chi minh
Go dau /tan phu