Bạn biết không, tiêm phòng uốn ván khi mang thai vô cùng quan trọng cho các bà bầu. Việc làm này nhằm tạo kháng thể cho mẹ trước ca sinh và cho bé trước khi cắt dây rốn. Vậy tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở tháng thứ mấy để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Bệnh uốn ván là gì?
Để có được cái nhìn khách quan hơn về vấn đề tiêm phòng uốn ván cho bà bầu. Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu bệnh uốn ván là gì nhé!
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp do vi khuẩn Clostridium tetani thường sống trong đất, bùn, rãnh, cống, phân động vật, đồ kim loại bị gỉ sét… gây ra. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết trầy xước, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương hở, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn. Hoặc có những trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo phá thai trong những điều kiện không vệ sinh. Người bị bệnh uốn ván có thể chết vì suy hô hấp hoặc trụy tim, rối loạn thần kinh, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Vắc xin phòng bệnh uốn ván
Hiện nay, hầu hết phụ nữ mang thai chưa từng được tiêm vacxin phòng uốn ván. Do đó cũng không có hệ miễn dịch đối với bệnh. Ngoài ra, điều kiện vô trùng trong đỡ đẻ tại các cơ sở y tế cũng còn yếu kém (nhiều khi dụng cụ đỡ đẻ không được luộc sôi đủ 20 phút, mầm bệnh uốn ván vẫn còn) cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván.
Vì thế, phụ nữ khi đang ở độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ cho chính mình và cả trẻ sơ sinh. Theo đó, tổng số lần tiêm là 5 lần, sau 5 lần có tiêm lại hay không còn tùy thuộc vào thai nghén sau khi cách mũi tiêm cuối cùng.
Bạn nên nhớ việc tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai đóng vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa một số bệnh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và bé. Một số loại vắc xin có thể sử dụng an toàn trong khi mang thai. Bởi vì chúng được làm từ vi sinh vật đã chết. Thông thường, các vắc xin này có thể được tiêm trong quý thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ.
Tháng thứ mấy thì tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?
1.Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trong lần sinh thứ 1
Vắc xin phòng uốn ván: Nếu thai phụ chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván.
Với nguyên tắc: Bạn nên tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày.
Thời gian thích hợp để tiêm: Mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 và mũi thứ hai nên tiêm sau mũi thứ nhất 1 tháng. Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
1. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trong lần sinh thứ 2
Nếu lần sinh trước bạn đã tiêm 2 mũi chống uốn ván. Thì khi có em bé thứ 2 bạn nên đi tiêm cho lần 3 vào khoảng tuần 16 – 20 thai kỳ. Tuy nhiên bạn có thể tiêm phòng bất kỳ lúc nào cũng được, miễn là trước ngày bé chào đời tối thiểu 30 ngày để tác dụng ngừa uốn ván sơ sinh phát huy hiệu quả nhé!
3. Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
- Trường hợp thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Trường hợp thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.
- Nếu thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
- Trường hợp thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
- Với những thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván, thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.
Các mũi tiêm phòng cần thiết trước khi mang thai
- Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.
- Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.
- Thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
- Cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.
Trong khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý tới: - Uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.
- Cúm : Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.
Phía trên là tất cả thông tin mà mẹ bầu nên chú ý để có thể tiêm phòng đúng mũi và đúng kì. Chúc bạn và thai nhi luôn khỏe mạnh!