Nôn là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên rất nhiều bé hay bị nôn vào ban đêm khiến các mẹ lo lắng mất ngủ. Vậy thì mẹ nên xử lý thế nào khi bé gặp phải tình trạng này?
Dưới đây là các thông tin hữu ích cho các mẹ trong quá trình nuôi dạy con nhỏ, hãy tham khảo thêm nhé.
Bé bị nôn vào đêm
Ở trẻ nhỏ, hầu như bé nào cũng sẽ có nhũng lần nôn, đặc biệt là vào những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Bé chớ ra sữa vón cục và điều này có thể làm bé sợ, khóc nhiều hơn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé trớ, từ việc đi xe ô tô đến rối loạn tiêu hoá, thậm chí khóc hay ho kéo dài cũng có thể kích thích phản xạ này. Và đây là lý do vì sao trẻ thường nôn trớ nhiều trong những năm đầu tiên sau khi chào đời.
Mẹ nên lo lắng khi nào
Hiện tượng nôn trớ có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó và đa phần là do liên quan đến ăn uống chẳng hạn như ăn quá no khi ở giai đoạn đầu và sau thời kỳ này, nguyên nhân có thể là do một loại vi rút dạ dày. Đôi khi, dù rất hiếm, nôn trớ ít khi là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai.
Khi bé nôn trớ quá nhiều kèm theo cái biểu hiện dưới đây thì mẹ hãy nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám nhé:
- Đau bụng quằn quại
- Bụng trướng
- Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích
- Co giật
- Liên tục nôn trên 24 tiếng
- Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu.
- Xuất hiện máu hay mật màu xanh khi nôn
- Nôn trớ không ngừng trong tháng đầu tiên sau sinh, cứ ăn xong là nôn.
Mách mẹ cách xử lý khi trẻ nôn vào ban đêm
Trẻ bị nôn trớ về đêm cũng giống với các trường hợp nôn trớ khác, là hệ quả của một dạng viêm nhiễm nhẹ do virus gây ra. Trường hợp này không cần phải có biện pháp điều trị nào cả, nôn trớ sẽ tự khỏi sau một ngày hoặc sớm hơn. Khi trẻ nôn trớ các mẹ cần xử lý như sau:
- Khi bé nôn các mẹ lấy khăn lau sạch miệng cho bé sau đó quấn khăn vào cổ bé để phòng các đợt nôn tiếp theo.Tuyệt đối không được bế xốc bé lên khi bé đang nôn tránh dịch nôn tràn vào phổi.
- Nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ để trẻ không sợ hãi và quên đi cảm giác nôn, sau đó vuốt nhẹ ngực, lưng cho bé từ trên xuống
- Đặt trẻ nằm yên, kê cao đầu, luôn để phần thân trên cao hơn phía dưới để tránh tình trạng trào ngược. Nên cho trẻ nằm nghiêng sang một bên để trẻ không bị hít dich nôn vào phổi.
- Bổ sung nước sau nôn cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước ấm, dung dịch oresol hoặc nước trái cây loãng.
Qua đây mẹ đã biết được cách xử lý khi bé hay bị nôn vào ban đêm rồi nhỉ. Các ông bố bà mẹ hãy chú ý cẩn trọng hơn trong quá trình chăm sóc bé để bé ngày càng lớn nhanh và khỏe mạnh nhé.