Xét nghiệm máu khi mang thai phải nhịn ăn, tốt nhất là thực hiện vào buổi sáng: nhịn ăn, uống nước trong 12h trước đó. Chi phí xét nghiệm máu khoảng 300.000vnd/ lần & chênh lệch tùy theo bạn xét nghiệm ở đâu, làm bao nhiêu loại xét nghiệm.
Xét nghiệm máu khi mang thai bao nhiêu tiền?
Theo bảng giá xét nghiệm tại viện Pasteur Tp.HCM năm 2024 thì có gái dịch vụ dành riêng cho xét nghiệm máu như sau:
- Huyết đồ: 60.000đ
- Đường huyết: 25.000đ
- Nóm máu: 70.000đ
- TS, TP, TCA: 100.000đ
- HIV: 100.000đ
- Tổng cộng 245.000đ
Xem thêm: Bảng giá tiêm phòng, xét nghiệm tại viện Pasteur TP HCM 2024
Xét nghiệm máu khi mang thai có cần nhịn ăn không?
Đối với các xét nghiệm máu: thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.
Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói. Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm: bệnh liên quan đường và mỡ (tiểu đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…), bệnh về gan mật. Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)… không cần để bụng đói.
Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?
- Phát hiện bệnh giang mai: Vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu trẻ vẫn được sinh ra bình thường, nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trể là rất cao. Giang mai bẩm sinh trể có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực…
- Tìm kháng thể HIV: Tất cả các chuyên gia khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV, virus gây bệnh AIDS. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV.
- Phát hiện CMV (Cytomegalo virus): Virus này lây truyền từ người này sang ngưới khác qua tiếp xúc. Bệnh chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm máu. Với người bình thường, bệnh không để lại biến chứng gì lớn. Tuy nhiên, đối với bà bầu, sự lây truyền tử cung chiếm khoảng 50% các trường hợp mắc virus. Hệ quả của CMV là sảy thai, dị tật bẩm sinh liên quan đến khả năng nghe, nhìn, chậm phát triển.
- Chẩn đoán viêm gan B: Bệnh viêm gan B thường rất khó phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Mẹ mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, khiến gan của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Do đó, khi phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Về em bé, cần một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và một mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng. - Phát hiện bất thường hồng cầu: Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. 2 căn bệnh rối loạn tế bào máu này có thể gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ, cản trở sự phát triển của thai nhi.
- Kiểm tra mức độ kháng thể với virus Rubella: Hầu hết phụ nữ miễn dịch với virus Rubella nhờ được tiêm phòng từ nhỏ. Nếu mẹ bầu nào chưa miễn dịch, trong thai kỳ, virus này có thể gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, cũng như một số dị tật bẩm sinh khác liên quan đến thị giác, thính giác, tim.
- Kiểm tra hàm lượng sắt: Sau cột mốc xét nghiệm ở 3 tháng đầu, mực heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28. Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi, bạn nên yêu cầu được xét nghiệm máu sớm hơn. Xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp, đây là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin, mang ô-xy vào hồng cầu.
- Phát hiện hội chứng Down: Vào tam cá nguyệt đầu tiên, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Thông qua kết quả này, mẹ có thể biết thai nhi trong bụng có đang mắc phải hội chứng Down hay không.
Xét nghiệm máu khi mang thai ở đâu tốt?
Xét nghiệm máu ở Hà Nội
- Bệnh Viện Thu Cúc
- Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Gia
- Các phòng khám sản khoa lớn ở Hà Nội
Xét nghiệm máu ở TP HCM
- Bệnh viện Từ Dũ
- Bệnh Viện Hùng Vương
- Bệnh Viện Mê Kong
- Các phòng khám sản khoa lớn ở Sài Gòn
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.