Thận có chức năng lọc máu, cân bằng PH và các chất trong máu, tổng hợp vitamin D và điều hòa quá trình tổng hợp máu nuôi cơ thể. Kiểm tra chức năng thận bằng cách xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu là 2 phương pháp giúp sớm phát hiện bệnh thận sớm, chính xác nhất hiện nay.
Thận nằm ở đâu trong cơ thể?
Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Thận có màu nâu nhạt, hình hạt đậu. Ở người trưởng thành, thận có kích thước khoảng dài 10 cm, rộng 5 cm, dày 3 cm và nặng khoảng 135g.
Thận nằm sát thành sau của bụng, ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng chính. Hai bên thận nằm ngang đốt sống ngực cuối cùng (T12) đến đốt sống thắt lưng thứ 3 (L3) và nằm trong khung xương sườn. Gan nằm trên thận phải nên làm cho thận phải hơi thấp hơn so với thận trái. Mỗi thận gồm có bao thận, nhục thận, tủy thận, vỏ thận và rốn thận.
6 chức năng của thận trong cơ thể gồm
Thận đảm nhiệm nhiều chức năng chủ chốt trong hệ bài tiết như:
- Chức năng lọc máu: chỉ có protein và các tế bào máu được giữ lại trong máu còn các chất thải khác được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.
- Chức năng điều hòa thể tích máu: thận đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất ra nhiều hoặc ít lượng nước tiểu. Khi uống nhiều nước thì lượng nước tiểu tăng lên và ngược lại.
- Điều hòa các chất hòa tan trong máu: thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu.
- Điều hòa độ Ph của dịch ngoại bào.
- Điều hòa quá trình tổng hợp các tế bào máu.
- Tổng hợp vitamin D : thận đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hàm lượng ion Canxi trong máu thông qua việc điều hòa tổng hợp vitamin D.
2 cách kiểm tra chức năng thận phổ biến hiện nay gồm
Xét nghiệm máu
Độ lọc cầu thận (GFR)
Đây là phương pháp kiểm tra chức năng của thận thông qua việc đo lường lượng máu lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian (GFR). Xét nghiệm này có thể được tính toán từ mức độ creatinine huyết thanh kết hợp với độ tuổi, cân nặng, giới tính và kích thước cơ thể của người bệnh. Tuổi càng cao thì GFR càng giảm.
Bảng tiêu chuẩn giá trị độ lọc cầu thận GFR
Giá trị GFR | Chuẩn đoán về bệnh lý |
90 hoặc cao hơn | Bình thường |
Dưới 60 | Chức năng của thận đang bị suy giảm |
Dưới 15 | Suy thận giai đoạn cuối |
Creatinine huyết thanh
Creatinin trong cơ thể có nguồn gốc hỗn hợp. Nguồn gốc ngoại sinh từ thức ăn cung cấp và nguồn gốc nội sinh từ gan. Ở thận, Creatinin được lọc qua các cầu thận và không được ống thận tái hấp thu, mà được các cơ bắp bài tiết ra. Giá trị của creatinin chủ yếu phản ánh chức năng của thận. Nồng độ creatinin của người bình thường:
- Nam: 0,7 -1,3 mg/dL hay 62 -115 µmol/L
- Nữ: 0,5 -1,0 mg/dL hay 44 – 88 µmol/L
- Trẻ em: 03 -1,0 mg/d L hay 26 – 88 µmol/L
Nồng độ creatinin càng tăng, chức năng thận càng suy giảm. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xét nghiệm thêm nồng độ cystatin C và xét nghiệm ure máu (BUN) để theo dõi tình trạng chức năng thận.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp có thể giúp bệnh nhân phát hiện một loạt các rối loạn về thận và đường tiết niệu bao gồm các vấn đề như bệnh thận mãn tính, tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang, sỏi thận…
Có thể xét nghiệm bằng điện di nước tiểu, tổng phân tích nước tiểu qua kính hiển vi hoặc sử dụng que thử, kiểm tra protein trong máu…
Nên ăn gì và kiêng gì tốt cho thận?
Các thực phẩm tốt cho thận
- Chất bột (khoai lang, khoai sọ, sắn, miến dong);
- Chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt);
- Chất béo (có thể ăn khoảng 30-40g một ngày, ưu tiên chất béo thực vật);
- Bổ sung canxi (sữa), bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…).
- Ăn nhiều rau xanh, củ quả…
Ngoài ra, theo Erin Sundermann, chuyên khoa dinh dưỡng tại Đại học Y California San Diego School, một số loại quả có khả năng sản sinh Estrogen và điều hòa hoạt động của nội tiết tố giúp tăng cường chức năng thận ở nữ giới như đậu xanh, dưa chuột, cà chua, cà rốt. Còn ở nam giới nên ăn nhiều mật ong, trứng, hàu… để thận luôn khỏe mạnh.
Nước uống: người bị chức năng thận suy giảm nên sử dụng lượng nước uống hàng ngày = 500ml + lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống + nước canh trong bữa ăn…); hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu…).
Nên hạn chế ăn các thực phẩm
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm như hải sản, thịt lợn, thịt da cầm, trứng, sữa…chỉ bổ sung từ 150-200g mỗi ngày.
- Tránh sử dụng quá nhiều muối, ăn nhạt hoàn toàn nếu bị phù
- Tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ nướng, rán, vì các thực phẩm này đều giàu natri, sử dụng nhiều sẽ không tốt cho thận
- Hạn chế thực phẩm giàu kali và phốt-pho như: cam, chuối, nho, hạt điều, hạt dẻ, socola, pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…