Chỉ số tiểu cầu khoảng 150.000 đến 400.000 là bình thường, dưới 100.000 là ở mức nguy hiểm: có thể gây là hiện tượng mất máu nhiều, xuất huyết không cầm được máu.
Tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là tế bào có chức năng quan trọng trong việc đông cầm máu để ngăn chặn các vết thương chảy máu. Khi bị thương, tiểu cầu sẽ dính lại với nhau để tạo thành một lớp rào cản bên ngoài vết thương đó.
Khi chúng ta có vết thương, vết bị rách gây ra hiện tượng chảy máu thì các tế bào tiểu cầu gần đó sẽ nhận được tín hiệu và sẽ kéo vây đến vết thương. Lúc này, các tế bào tiểu cầu sẽ tiếp tục giải phóng ra các hoạt chất để báo hiệu cho các tế bào tiểu cầu khác kéo đến, kết dính và tiến hành kích hoạt các yếu tố đông máu khác, đồng thời tạo ra các cục máu đông tại vị trí bị tổn thương, ngăn cản các quá trình bị rò rỉ và chảy máu.
Do đó, nếu số lượng tiểu cầu bình thường ở người lớn mà đạt chuẩn thì quá trình đông máu diễn ra bình thường, thời gian đông máu ngắn và tránh được nguy cơ bị chảy máu khó cầm. Nếu cơ thể không có đủ tiểu cầu để cầm máu thì sẽ xuất hiện những vết bầm tím do máu bị rò ra bên ngoài lòng mạch và hiện tượng này gọi là xuất huyết. Thiếu lượng tiểu cầu, cơ thể có thể gặp phải rất nhiều bệnh lý chảy máu rất khác nhau như: xuất huyết dưới da, xuất huyết giảm tiểu cầu, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu chân răng,…
Chức năng cầm máu của tiểu cầu phụ thuộc vào cả số lượng và chức năng của nó. Thực tế ch thấy, các bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu thường là do hệ quả của sự phối hợp phức tạp giữa sự giảm về cả số lượng lẫn chức năng của tiểu cầu. Thế nên, trong các liệu pháp điều trị giảm tiểu cầu mới hiện nay thì không chỉ cần chú trọng đến việc nâng cao số lượng tiểu cầu mà việc hỗ trợ tăng cường chức năng của tiểu cầu cũng hết sức được quan tâm.
Chỉ số tiểu cầu bao nhiêu là bình thường, nguy hiểm?
Do là tế bào thực hiện chức năng quan trọng trong việc làm đông cầm máu để ngăn chặn được các vết thương khi chảy máu nên số lượng tiểu cầu bình thường ở người lớn luôn là vấn đề mà hầu hết chúng ta quan tâm. Con số này sẽ cho chúng ta biết tình trạng sức khỏe của chúng ta đang ở mức như thế nào.
Ở những người bình thường, số lượng tiểu cầu được tính trong một đơn vị máu, được gọi là PLC hoặc PLT (còn gọi là platelet cell). Thông thường, trung bình lượng tiểu cầu sẽ vào khoảng 150.000 đến 400.000 tiểu cầu trên 1mm3 máu. Mỗi một lít máu sẽ có khoảng 150 – 400 tỷ tiểu cầu. Khi số lượng tiểu cầu của cơ thể xuống ở mức dưới 100.000/mm3 máu thì nguy cơ bị xuất huyết sẽ tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc máu sẽ chảy ra nhiều hơn, gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Thể tích trung bình của các tiểu cầu được tính theo MPV (hay còn gọi là đơn vị femtolit), tức vào khoảng 7,5 – 11,5 femtolit.
Nếu số lượng tiểu cầu trung bình ở người lớn mà bị thấp (hay còn gọi là hiện tượng giảm tiểu cầu) thì sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết nhiều, máu sẽ chảy quá mức hoặc vết thương sẽ bị bầm tím. Nếu như số lượng tiểu cầu cao (hay còn gọi là hiện tượng tăng tiểu cầu) thì sẽ khiến cho bệnh nhân mắc chứng huyết khối trong những trường hợp nhất định. Thế nên, chúng ta nên thường xuyên vận động, thư giãn, không ngồi một chỗ trong nhiều giờ liền vì nó sẽ dẫn đến việc máu bị tụ lại một số nơi.
Các giá trị về số lượng tiểu cầu bình thường ở người lớn trong công thức máu của mỗi người sẽ khác nhau và có sự thay đổi tùy theo trạng thái tâm lý, giới tính, lứa tuổi, chủng tộc và thiết bị làm xét nghiệm… Để cho cơ thể luôn khỏe mạnh thì nên thường xuyên đi kiểm tra lại các chỉ số máu của mình và khám tổng quát lại sức khỏe cơ thể để ngăn ngừa các dấu hiệu của bệnh có thể xảy ra, từ đó có biện pháp để điều trị kịp thời.