Số lượng hồng cầu ở nam giới là khoảng 4.2 triệu/mm2 máu, nữ giới là khoảng 3,8 triệu /mm3 máu, của trẻ sơ sinh cao hơn và sẽ giảm dần khi theo độ tuổi, chi tiết chỉ số hồng cầu bên dưới.
Hồng cầu là gì, có chức năng gì?
Hồng cầu hay huyết cầu tố là loại tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa oxy từ phổi đến các mô do phân tử huyết cầu có thể dễ dàng thích hợp với oxy. Bên cạnh đó, hồng cầu có chức năng điều hòa cân bằng kiềm toan trong cơ thể. Hemoglobin trong hồng cầu thực hiện vai trò như một hệ thống đệm quan trọng trong cơ thể.
Số lượng hồng cầu của người bình thường
Số lượng hồng cầu trung bình của người Việt Nam là:
- Nam giới: khoảng 4,2 triệu/mm3 máu
- Nữ giới khoảng 3,8 triệu /mm3 máu.
Lượng hồng cầu có thay đổi chút ít trong ngày, thấp lúc ngủ và cao khi vận động. Hồng cầu ở trẻ sơ sinh cao hơn người lớn, khoảng 5 triệu /mm3 máu, nhưng trong 10 ngày đầu sau khi trẻ được sinh ra, một số hồng cầu bị tiêu đi gây ra tình trạng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh. Một vài tháng sau, hồng cầu của trẻ sẽ xấp xỉ của người trưởng thành.
Đời sống trung bình của hồng cầu trong máu ngoại vi khoảng 100-200 ngày. Hồng cầu già sẽ tiêu hủy bởi các đại thực bào trong tủy xương, gan, lách.
Thiếu máu là gì, có di truyền không?
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thiếu máu (thiếu hồng cầu), trong đó có thiếu máu do di truyền do bất thường màng hồng cầu, bất thường huyết sắc tố hoặc do thiếu men. Bệnh thiếu máu do di truyền chưa thể phòng ngừa, ngoài việc kiểm tra chồng, vợ hay bào thai giúp chỉ dẫn họ về xác suất con cái họ có mang mầm bệnh hay bệnh nặng không.
Việc điều trị tùy theo từng bệnh thiếu máu di truyền. Đối với bệnh thiếu máu do bất thường huyết sắc tố cần truyền máu thường xuyên và theo dõi vấn đề ứ sắt để giảm bớt những biến chứng của bệnh. Trong trường hợp thiếu máu di truyền do thiếu men G6PD, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn danh sách các thuốc nguy hiểm không nên dùng và cần tránh một số thức ăn,…
Để chẩn đoán tình trạng sức khỏe, bạn cần chủ động xét nghiệm máu định kỳ 1-2 lần 1 năm để kiểm tra sức khỏe. Với những người mắc bệnh thiếu hồng cầu hoặc đa hồng cầu cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định biện pháp điều trị kịp thời hiệu quả tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe.