Ăn nha đam sống giàu vitamin, dinh dưỡng tác dụng khác khuẩn, nhuận trường, giải độc cho cơ thể, tốt cho người bệnh táo bón, dạ dày tá tràng, viêm loét mãn tính.
Nha đam chứa thành phần gì, có tác dụng gì với cơ thể?
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nha đam là loại “thảo dược vạn năng” với thành phần vô cùng đa dạng bao gồm:
- Polysaccharid: celluloge, glucose, rhamnose, aldopentose, xylose, arabinose, acemannan, có tác dụng kháng vi rút và tăng cường hệ miễn dịch.
- Prostaglandin và các axit béo chưa bão hòa có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng, làm lành vết thương.
- Nhiều axit amin, vitamin (B1, B5, B6, B12, C, A, E ), khoáng tố vi lượng ( Ca, P, Cu, Fe, Mn, Mg, Na, K).
- Nhóm anthraglycoside: alonin, barbaloin, emodin, aloe-emodin, ester cyar axit hysophanic chống oxy hóa tế bào, nhuận tràng, giải độc, chống táo bón.
Trong đời sống hằng ngày, ta có thể sử dụng nha đam để hỗ trợ điều trị các bệnh: táo bón, viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng mãn tính, mỡ máu cao, giúp sát khuẩn các vết thương phần mềm, các vết bỏng nhẹ, các bệnh viêm da, vảy nến, trứng cá, dị ứng, mụn, mẩn ngứa.
Trong việc làm đẹp, nha đam ăn sống giúp hấp thu toàn bộ dưỡng chất có trong nha đam, bảo toàn được chất lượng nguồn hoạt chất sẽ không bị biến chất nếu qua chế biến ở nhiệt độ cao, giúp duy trì độ ẩm, sự mịn màng, tươi trẻ, chống lão hóa và nám da giúp da trắng dần lên và khỏe mạnh ngay từ bên trong.
Lưu ý khi sử dụng nha đam
Khi dùng nha đam tươi phải rất thận trọng vì nhựa của nó có thể tẩy các tế bào sừng hóa ở trên mặt da, nhưng với nhựa cô đặc nồng độ cao có thể làm cho bị bỏng da, bong tróc lớp da rất sâu, có người tới tận lớp biểu bì.
Nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.
Chất độc tố trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể làm người ăn bị tiêu chảy. Phụ nữ mang thai có thể sảy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ đang cho con bú không nên dụng các sản phẩm từ nha đam. Ngoài ra, nha đam có thể gây đau bụng, chuột rút và tiêu chảy đối với trẻ dưới 12 tuổi.
Không chỉ vậy, tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu. Nếu dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể có hiện tượng tích luỹ gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
Ngoài ra, người bị bệnh lý thận không nên dùng liều cao kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.