Bà bầu mang thai lần 2 cần chuẩn bị: tâm lý cho trẻ đầu, lưu ý chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trước khi có thai, chăm sóc răng miệng, giải trí, tập thể dục thể thao và một số việc vặt khác nữa nhé!
- Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2
- Cân nặng của bà bầu theo từng thán
- Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ mang thai đầy đủ nhất…
Khi nào nên mang thai lần 2?
Thông thường, khoảng 30-35 tuổi là thời điểm phụ nữ quyết định sinh con lần 2. Khác với “tập 1”, rất nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong chuyện thụ thai ở lứa tuổi 30. Vì vậy, bạn nên chọn bác sĩ phụ khoa hoặc thậm chí là bác sĩ chữa vô sinh để được tư vấn kỹ càng nhất.
Những điều cần biết khi mang thai lần 2
Kế hoạch mang thai lần 2
Sự thật là thêm một tuổi, bạn sẽ càng khó kiếm cơ hội để thụ thai. Vì vậy, bạn nên đi thăm khám để được tư vấn và chuẩn bị những kiến thức cần thiết cho chuyện sinh con lần 2. Đặc biệt với những bạn đã gặp chút khó khăn trong lần đầu sinh con, càng phải cẩn trọng và lo xa cho lần thứ 2 sinh nở này.
Vệ sinh răng miệng
Theo các chuyên gia y tế thì có đến 90% các loại bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Bởi vậy lời khuyên cho các mẹ là hãy lưu ý đến vấn đề này, vệ sinh răng miệng thật kỹ, để phòng tránh vi khuẩn chui vào bên trong qua đường miệng, dẫn đến hậu quả sinh non thiếu tháng hoặc tiền sản giật.
Có kế hoạch thư giãn
Tham dự một buổi hòa nhạc, đến phòng trà nghe nhạc, đi xem phim hoặc thậm chí là ra ngoài ăn sáng, café vào cuối tuần cũng là những cách giúp bạn giảm căng thẳng và dễ sinh hơn khi em bé thứ hai ra đời.
Chế độ dinh dưỡng, ăn uống
Ở lần mang thai thứ hai, người mẹ và thai nhi cần được bổ sung 300 calo mỗi ngày. Bạn nên chọn lựa những thực phẩm cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của hai mẹ con như trái cây, rau và protein. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên uống nhiều nước!
Những lưu ý về ăn uống:
- Ăn nhiều rau và hoa quả: bao gồm các loại rau có lá xanh đậm giàu folate như rau cải bó xôi.
- Một chút protein (thịt trắng và cá) hoặc đỗ và đậu lăng.
- Các thực phẩm sữa có hàm lượng béo thấp, chứa canxi (như sữa chua hoặc sữa không kem).
- Thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo như bánh và nước ngọt cũng tốt cho sức khỏe.
- Giai đoạn bầu bí này mệt mỏi hơn nhưng cố gắng đừng phụ thuộc quá nhiều vào đồ uống có chứa caffein để trở nên tỉnh táo. Lượng caffein bạn uống phải giới hạn xuống dưới 200mg một ngày, nếu bạn dùng hơn con số này sẽ có nguy cơ sảy thai hoặc sinh con thiếu cân.
Chuẩn bị tâm lý cho bé đầu khi mang thai lần 2
Nếu việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của một em bé nữa vất vả một, thì việc chuẩn bị tinh thần cho con đầu về sự xuất hiện của em bé còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Bạn nên:
Cho bé lớn ngủ giường riêng
Nếu đứa con đầu của bạn vẫn ngủ trong cũi, vậy thì bắt đầu suy nghĩ việc chuyển bé đến một chiếc giường lớn rồi. Việc bé lớn làm quen với giấc ngủ tự lập rất quan trọng trong việc chuẩn bị tâm lý cho bé khi em chào đời.
Chuẩn bị công việc làm anh/chị của bé lớn
Con của bạn có thể không hiểu thế giới nhỏ bé của mình sắp thay đổi, nếu vậy, bạn có thể giúp con cảm thấy vai trò mới mẻ của mình bằng cách giao bé một vài công việc chính thức cho tới khi bé thứ hai chào đời (như người giữ núm vú, người thu dọn tã…). Sau khi bé làm tốt, hãy đưa lời khen ngợi.
Chụp ảnh bụng bầu với bé lớn
Việc lưu giữ hình ảnh mang thai cùng đứa con đầu sẽ giúp bạn lưu giữ được những kỷ niệm quý giá cho cả gia đình.
Mẹ đã sinh mổ lần đầu thì mang thai lần 2 cần lưu ý
- Theo các bác sĩ khoa sản, để đảm bảo an toàn sau khi sinh mổ, chị em nên chờ từ 18-23 tháng mới có thai lại. Nếu người mẹ có thai quá vội vàng sau khi sinh mổ, các nguy cơ biến chứng ở thai nhi và trọng lượng thai nhi thấp cũng sẽ xảy ra.
- Việc mang thai sau sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người mẹ. Vậy nên trước khi quyết định mang thai lần 2, bạn nên có cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết cơ thể cần bổ sung gì và chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi chào đón em bé thứ hai.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.