Rối loạn kinh nguyệt, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung là top những bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay gặp nhất, nhất là đối với phụ nữ đã có gia đình, sau khi sinh nở.
3 bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ dễ mắc phải nhất
Rối loạn kinh nguyệt
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu sản M Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM cho biết, rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi dậy thì, trong độ tuổi sinh đẻ và kể cả độ tuổi mãn kinh.
Kinh nguyệt không đều có thể là rong kinh (kéo dài trên 7 ngày), kinh mau (chu kỳ kinh dưới 22 ngày), chậm kinh hay kinh thưa, máu kinh thay đổi cả về lượng, màu sắc lẫn mùi…
Một số bệnh phụ khoa khác cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt như rối loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, u xơ hay lạc nội mạc tử cung. Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng thụ thai ở người phụ nữ. Vì vậy, các chị em nên khám phụ khoa khi có các triệu chứng bất thường về kinh nguyệt.
Viêm âm đạo
Âm đạo là bộ phận nhạy cảm, dễ tổn thương và viêm nhiễm do các tác nhân bên ngoài gây ra. Nguyên nhân có thể do vệ sinh không đúng cách, môi trường nước không sạch, thay đổi nội tiết tố nữ, nồng độ pH thay đổi, đang uống thuốc… Các vấn đề về lối sống như rượu, thuốc lá, tình dục không an toàn cũng có thể gây viêm âm đạo.
Mùi hôi và ngứa ngáy là những khó chịu điển hình chị em gặp phải khi mắc bệnh này. Nó dẫn đến hệ quả là ngại giao tiếp, không an tâm làm việc và né tránh đời sống vợ chồng.
Ngoài ra, viêm âm đạo có thể tấn công cổ tử cung, gây viêm tử cung và vòi trứng, làm tắc vòi trứng gây vô sinh. Thậm chí, nếu để tình trạng viêm nhiễm kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, ung thư cổ tử cung là điều khó tránh khỏi.
Viêm lộ tuyến tử cung
Đây là căn bệnh lành tính nhưng cũng đồng thời là khởi nguồn của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Lộ tuyến cổ tử cung khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thời kỳ buồng trứng hoạt động mạnh, và một số trường hợp bẩm sinh. Tình trạng này phổ biến hơn ở những người có độ pH ở môi trường âm đạo thay đổi vì tăng sinh estrogen, nạo hút thai, sẩy thai…
Bệnh xảy ra khi bề mặt lớp niêm mạc cổ tử cung bị viêm nhiễm do các tác nhân lây truyền cho đường tình dục như: Trùng roi (Trichomonas vaginalis), Chlamydia trachomatis, vi khuẩn lậu, giang mai, virus HPV (Human papilloma virus)… Đây cũng chính là nguyên nhân gây viêm nhiễm các phần khác, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí có thể gây ung thư cổ tử cung nếu không điều trị kịp thời, đúng phương pháp.
Phòng ngừa bệnh phụ khoa thế nào?
– Giữ vệ sinh trước, trong và sau giao hợp, có đời sống tình dục lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý.
– Tránh thụt rửa âm đạo nhiều vì sẽ gây rối loạn cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho chúng xâm nhập lên tử cung và phần phụ.
– Tránh trang phục quá chật. Nên dùng quần lót bằng vải cotton.
– Sống chung thủy một vợ, một chồng, không nên quan hệ với nhiều bạn tình vì có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
– Tránh quan hệ tình dục vào những ngày đèn đỏ. Vì vào những ngày này, người phụ nữ thường mệt mỏi, máu kinh là môi trường thuận lợi để vi khuẩn vi nấm phát triển.
– Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất với sắt, canxi, vitamin, khoáng chất, axit folic.
Với những trường hợp đang bị mắc bệnh phụ khoa, có thể sử dụng thêm thuốc đông dược chuyên trị viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt để có điều trị nhanh gọn, dứt điểm.