Độ tuổi mãn kinh trung bình ở nữ là 52 xong nhiều trường hợp mãn kinh sớm hơn hoặc muộn hơn. Nhận biết dấu hiệu tiền mãn kinh qua các biểu hiện bên dưới sẽ giúp các bạn nữ sớm có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, giúp giảm tác động của quá trình mãn kinh, giúp sống khỏe hơn, tốt hơn.
Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì mãn kinh?
Tuổi trung bình phụ nữ bắt đầu mãn kinh khoảng 52 tuổi, nhưng dấu hiệu mãn kinh có thể bắt đầu ở nhiều độ tuổi khác nhau, có thể đầu năm 40 tuổi và thỉnh thoảng ở tuổi 35.
10 dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ phổ biến nhất
Tiền mãn kinh là một trong những giai đoạn tự nhiên của người phụ nữ do việc suy giảm nội tiết tố của buồng trứng sản sinh ra, đặc biệt là lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm. Thời kì tiền mãn kinh này thường bắt đầu khi phụ nữ bước vào độ tuổi 40 nhưng cũng có trường hợp mãn kinh sớm các triệu chứng tiền mãn kinh xuất hiện từ những năm 30 tuổi.
Tiền mãn kinh xuất hiện sớm hay muộn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, cách sinh hoạt vệ sinh cá nhân, môi trường….
Dưới đây là 10 dấu hiệu giúp phụ nữ nhận ra thời kỳ tiền mãn kinh của mình, theo Healthista.
Kinh nguyệt không đều
Cơ thể nóng bừng bất thường
Thay đổi tâm trạng bất thường
Nhiễm trùng đường tiểu
Mất ham muốn
Gặp trục trặc về thụ thai
Đau nhức cơ thể bất thường
Thay đổi cân nặng
Cholesterol và đường tăng
Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Các triệu chứng tiền mãn kinh đi qua rất nhẹ nhàng có thể xuất hiện chỉ vài tháng 1 năm, có trường hợp lại kéo dài 3-5 năm cá biệt có trường hợp kéo dài trên 5 năm.
Cũng như thời điểm xuất hiện của tiền mãn kinh không rõ ràng và không thể xác định cụ thể, không có tiêu chí thời gian rõ ràng, có thể xảy ra trước độ tuổi 40 nhưng nhìn chung bình quân thời kỳ mãn kinh xuất hiện dưới 45 tuổi.
Làm gì khi xuất hiện dấu hiệu tiền mãn kinh?
Để vượt qua các triệu chứng tiền mãn kinh một cách dễ dàng người phụ nữ cần chú ý đến các mặt tinh thần, dinh dưỡng, thể dục thể thao.
Luôn giữ thái độ lạc quan, yêu đời để giữ được tinh thần tốt. Tạo cho mình có một cuộc sống với môi trường vui tươi, thoải mái, tránh những lo âu phiền muộn, xây dựng một kế hoạch làm việc thật khoa học để không ngoài mục đích bảo vệ sức khỏe.
Về dinh dưỡng: cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh bằng cách ăn uống đầy đủ, cân đối các chất. Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ các chất bằng cách ăn cơm gạo trắng thường ngày có xen lẫn gạo lức để bổ sung nhiều vitamin nhóm B. Ngoài ra, cần bổ sung lượng canxi có trong sữa, trứng… để làm giảm thay đổi tính khí, đau đầu. Ăn nhiều trái cây, rau quả để tăng lượng magnesium, qua đó tăng lượng serotonin giúp giảm stress. Nên ăn dưa hấu để cung cấp một phần chất xơ và nước sẽ giúp cơ thể chống được táo bón và đặc biệt là để cung cấp một lượng nước cho cơ thể. Tránh các thức ăn có nhiều mỡ, muối, dùng nhiều thức ăn giàu kali như cam, quýt, chuối, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Bổ sung nguồn nội tiết tố tự nhiên một cách hợp lý.
Thường xuyên tập thể dục thể thao như khiêu vũ, yoga, thiền… để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan, giúp duy trì vóc dáng gọn gàng.
Bổ sung nội tiết tố cho cơ thể: Trong đậu nành có chất phytoestrogen như một chất thay thế nội tiết tố nữ. Isoflavones có trong chất phytoestrogen có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện của các triệu chứng tiền kinh nguyệt và tiền mãn kinh, giúp hạn chế các cơn bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi và đổ mồ hôi về đêm, hạn chế tăng cholesterol trong máu và làm giảm loãng xương.