Giãn dây chằng khoảng 2 tháng thì hồi phuc, trường hợp đứt một phần hoặc toàn phần, rách sụn chêm thì cần phải mổ để nối dây chằng. Trường hợp này phức tạp hơn và cần rất nhiều thời gian để hồi phục, đi lại bình thường.
Giãn dây chằng đầu gối là gì?
Khớp gối thường được tạo thành từ xương đùi, xương chày và xương bánh chè cùng với hệ thống của sụn có chức năng bọc đỡ và giảm xóc khi cử động khớp. Hệ thống dây chằng ở bên trong và bên ngoài, dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sa đều có chức năng giữ cho khớp gối được vững vàng, chắc chắn để có thể thực hiện các hoạt động cần thiết. Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những va chạm như bị té, ngã, bị đánh, chơi thể thao, mang vật nặng, bị tai nạn…Làm cho khớp gối bị chấn thương. Đặc biệt là tổn thương gây giãn hay đứt dây chằng thường được gọi là bong gân.
Trong các bệnh lý về chấn thương dây chằng có thể được chia thành 3 tuýp như sau:
- Tuýp 1: Giãn dây chằng hoặc bong gân thể nhẹ.
- Tuýp 2: Đứt 1 phần của dây chằng.
- Tuýp 3: Dây chằng bị đứt toàn phần và bong gân nặng.
Giãn dây chằng là hiện tượng dây chằng bị kéo giãn nhưng lại không bị đứt hoàn toàn, chỉ làm cho người bệnh thấy đau. Vùng bị tổn thương có dấu hiệu bị sưng nhưng không bầm tím, vận động sẽ không được vững vàng. Tuy nhiên, khớp vẫn được giữ vững mà không bị lỏng lẻo.
Giãn dây chằng đầu gối nên làm gì?
Giãn dây chằng đầu gối làm cho người bệnh nhiều đau đớn và khó chịu. Sau khi chấn thương, việc xác định mức độ tổn thương của dây chằng chéo là rất khó. Chỉ có thể tự xử trí đúng cách bằng các phương pháp như chườm lạnh bằng đá bọc vải hay nilong để giảm đau, phù nề và hạn chế bị chảy máu. Không được sử dụng các loại cao nóng hoặc chườm nóng vào đầu gối do chúng có thể làm cho tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, có thể khiến dây chằng khó để trở về trạng thái bình thường. Nếu như đang hoạt động thì cần phải dừng lại ngay và nghỉ ngơi tại chỗ. Sau đó nên nhờ những người xung quanh đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có các biện pháp xử lí kịp thời. Đa số, người bệnh cần phải được chụp X quang để nhận thấy các tổn thương như giãn đứt dây chằng hoặc rách sụn chêm… Bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán về bệnh để tư vấn các phương pháp điều trị. Nên ựa chọn các cơ sở uy tín để giúp cho quy trình này diễn ra chính xác và hiệu quả hơn và nên chườm đá để giảm đau, phù nề, hạn chế bị chảy máu nếu có.
Điều trị giãn dây chằng đầu gối thế nào?
Để chẩn đoán chính xác những thương tổn ở khớp gối, các bác sĩ sẽ thăm khám cho bệnh nhân và cho tiến hành chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ để đưa ra một kết luận chắc chắn đồng thời có đánh giá chung về các tổn thương này. Khi bị giãn dây chằng đầu gối hay bị bong gân nhẹ, bạn có thể dùng đá lạnh để chườm hoặc sử dụng thuốc gây lạnh như thuốc gel lạnh hoặc salonpas lạnh để có thể giảm nhanh cơn đau. Các thuốc giảm đau NSAIDs sẽ kết hợp với thuốc chống viêm, chống phù nề như alphachoay và được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhiều bác sĩ còn điều trị giãn dây chằng bằng phương pháp dùng nẹp để bất động khớp gối.Tuy nhiên, điều này là không cần thiết đối với chứng giãn dây chằng mà sẽ áp dụng khi dây chằng bị đứt một hoặc toàn phần.
Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi?
Thông thường, nếu như người bệnh tuân thủ và thực hiện theo đúng những hướng dẫn của bác sĩ thì dây chằng cũng có thể hồi phục tự nhiên sau 2 tháng.
Cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối
Trong thời gian từ 1-2 tháng chờ đợi hồi phục lại dây chằng, người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu đơn giản để khớp gối nhanh hồi phục hơn. Cụ thể:
Bài tập 1: Duỗi gối thụ động (hạn chế duỗi gối về phía sau)
Kê gót chân bên bị giãn dây chằng lên một chiếc chăn mỏng được cuộn lại (kê đủ cao để phần đùi và bắp chân nhấc khỏi mặt giường). Khi đã vào tư thế, dùng tay ấn nhẹ gối xuống mặt giường để giữ phần gối duỗi thẳng trong g 6s, sau đó thả lỏng 10s rồi lặp lại động tác này.
Bài tập 2: Tập cơ tứ đầu
Cần tiến hành bài tập này sớm để hạn chế tình trang teo cơ. Sau khi đã giữ vững chân trong trạng thái duỗi gối từ bài tập một, bệnh nhân tiếp tục tiến hành bài tập gồng cơ tứ đầu gối. Đầu tiên, duỗi thẳng hai chân, kê phía dưới gót một chiếc chăn mỏng. Tiếp theo, gồng căng cơ tứ đầu gối để giữ vững gối rồi từ từ nhấc toàn bộ phần chân lên khỏi mặt giường, ước tầm 20-30 cm là đủ. Thực hiện 6-8 lần mỗi ngày đến khi gối duỗi thẳng được hoàn toàn.
Bài tập 3: Tập vận động khớp háng, cử động phần cổ chân
Người bệnh nằm thẳng trên sàn, đặt phần chân duỗi thẳng dựa vào tường, tạo với mặt tường một góc 90 độ. Từ từ co dần bàn chân bên gối bị giản dây chằng xuống cho đến khi cảm thấy khớp gối căng lại thì ngưng. Giữ nguyên trong 15-30s rồi trượt bàn chân về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này 2-4 lần. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cân nhắc thay thế bài tập này bằng cách ngồi tư thế ngồi cạnh giường và gập gối lên 90 độ.
Bài tập 4: Tập phần cơ bắp chân
Cơ bắp chân đóng vai trò quan trọng trong việc làm vững hai bên khớp gối nhờ công dụng dịch chuyển phần xương dây chằng ra phía trước. Ban đầu, thực hiện các bài tập cơ bắp chân nhưng không tì phần trọng lượng cơ thể lên, dần dần người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn tì toàn bộ trọng lượng cơ thể lên cơ bắp chân ở giai đoạn tiết theo khi bệnh nhân đã có chuyển biến nhất định.
Bài tập 5: Tập nhóm cơ mặt sau đùi
Không tập nhóm cơ này trong giai đoạn đầu mà nên bắt đầu từ tuần thứ 4-6 trong thời gian điều trị. Nằm ngửa, duỗi thẳng chân trên giường, nhẹ nhàng gồng phần cơ mặt phía sau đùi đồng thời ấn gót chân xuống mặt giường, giữ trong 6s, sau đó thả lỏng, lặp lại động tác này 8-12 lần.
Bài tập 6: Nhấc gót chân tì trọng lượng
Ban đầu, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập đi lại nhẹ nhàng có kèm theo nạng hỗ trợ. Sau khi đã đi lại được dễ dàng, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh bài tập phục hồi cuối cùng. Cụ thể, người bệnh sẽ được đứng thẳng lưng, tựa một tay vào ghế, tiếp theo nhón 2 chân để nâng phần thân trên lên, giữ khoảng 6s rồi từ từ quay về tư thế ban đầu. Lặp lại 8-10 lần theo tác này.
Sau khi kết thúc bài tập này cũng là lúc dây chằng được phục hồi trở lại, người bệnh cần vận động, đi lại nhẹ nhàng, tránh các va chạm ở khớp gối để không làm tổn thương tái phát lại. Trên đây là các bài tập cơ bản giúp phục hồi giãn dây chằng khớp gối nhẹ, nếu bị đứt một phần hoặc toàn bộ dây chằng thì ngoài các bài tập trên, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thêm các bài tập phục hồi chuyên sâu khác.
Một số điều cần lưu ý khi điều trị giãn dây chằng
Khi bị chấn thương dây chằng, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng dầu nóng, mật gấu, cao nóng Salonpas, rượu, Deep heat, mật gấu,… để xoa bóp do có thể làm cho khớp sưng to hơn và đau nhiều hơn, dễ dẫn đến bị teo cơ và cứng khớp. Chỉ áp dụng cách này trong các trường hợp gãy xương sẽ giúp làm tăng tiết dịch máu và giúp xương liền nhanh.
Khi bị giãn dây chằng đầu gối, người bệnh không nên chủ quan mà cần phải chú ý xử lý cẩn thận kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh để tránh dẫn đến bị đứt dây chằng làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn.