Thịt cừu giàu Protein, chất béo, axit và chất khoáng nhưng lại tốt cho người bệnh tim mạch, ung thư do vậy thịt cừu thật sự là thức ăn ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Thịt cừu có tác dụng gì, có tốt cho bà bầu?
Thịt cừu giàu protein
Protein trong thịt cừu là loại protein chất lượng cao, chứa tất cả các acid amin thiết yếu để cơ thể tăng trưởng và duy trì sức khỏe tốt. Hàm lượng protein của thịt cừu nạc đã nấu thường chiếm khoảng 25 – 26%. Vì lý do này, những người tập thể hình, vận động viên, bệnh nhân sau phẫu thuật được gợi ý nên ăn thịt cừu.
Chất béo
Thịt cừu chứa lượng chất béo dao động từ 17 – 21%, bao gồm chất béo bão hòa và không bão hòa với số lượng tương đương. Chất béo chuyển hóa có trong thịt cừu phổ biến nhất là acid linoleic liên hợp tốt với sức khỏe. So với các loại thịt gia súc khác, như thịt bò và thịt bê, thịt cừu chứa lượng acid linoleic liên hợp cao hơn. Loại acid này giúp giảm khối lượng mỡ trên cơ thể.
Vitamin và các khoáng chất
- Vitamin B12: Có vai trò quan trọng với sự hình thành máu, chức năng não. Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu và tổn thương thần kinh.
- Kẽm: Thịt cừu chứa nhiều kẽm, có vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và hình thành hormone insulin, testosterone.
- Niacin: Còn được gọi là vitamin B3, niacin phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Thiếu niacin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài các vitamin và khoáng chất, thịt cừu có chứa một số dưỡng chất và các chất chống oxy hoá tốt cho sức khỏe, như Creatine có lợi cho phát triển cơ bắp, Taurine có lợi cho tim và cơ, Glutathione chống stress oxy hóa.
Nhờ những dưỡng chất này, thịt cừu trở thành loại thực phẩm hoàn hảo với những người muốn cải thiện chức năng cơ bắp, sức chịu đựng, phòng ngừa thiếu máu, hay mệt mỏi.
Thịt cừu và bệnh tim mạch
Thịt cừu là loại thịt đỏ – có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa thịt đỏ và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, thịt cừu nạc không ảnh hưởng xấu đến cấu hình lipid máu. Thịt cừu nạc cũng tương tự như cá hay thịt trắng chẳng hạn như thịt gà. Bởi vậy, ăn thịt cừu nạc không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Thịt cừu và ung thư
Có nhiều nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Đặc biệt là khi được nấu ở nhiệt độ cao (chiên hay nướng), thịt sản xuất ra Heterocyklic amin – một nhóm các chất gây ung thư.
Mặc dù vậy, ăn thịt cừu với lượng vừa phải, đặc biệt là thịt cừu được hấp hoặc luộc sẽ không ảnh hưởng gì.
Lưu ý khi ăn thịt cừu
Dù rất hiếm, nhưng vẫn có người bị dị ứng với thịt cừu. Nếu bạn bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, cảm thấy buồn nôn hoặc đột ngột bị phát ban sau khi ăn thịt cừu, thì có thể bạn dị ứng với thịt cừu. Hãy ngừng ăn thịt cừu và chăm sóc y tế cần thiết.
Cũng giống như các loại thịt đỏ khác, thịt cừu chứa một lượng cholesterol đáng kể vì vậy bạn không nên ăn nhiều. Không nên ăn quá 18 ounces thịt đỏ mỗi tuần (tương đương với hơn 0,5kg), trong đó bao gồm cả thịt cừu. Trộn mỡ cừu với thịt có thể giúp giảm mức độ cholesterol trong thịt cừu xuống.
Không nên kết hợp trà và thịt cừu vì loại thịt này vốn đã rất giàu protein, còn trà có chứa acid tannic. Khi ăn thịt cừu cùng với uống trà sẽ làm sản sinh protein acid tannic, giảm nhu động ruột, giảm độ ẩm phân và gây táo bón.
Thịt cừu có tính ấm có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, nên hạn chế kết hợp với thực phẩm có tính hàn như giấm. Sau khi ăn thịt cừu, không nên ăn dưa hấu vì đây là loại quả có tính hàn cao, kết hợp với thịt cừu có thể khiến cơ thể bị suy nhược. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế kết hợp thịt cừu với thực phẩm có tính ấm cao như sầu riêng hay bí ngô.
Những người bị đau mắt đỏ, đau miệng, bệnh nướu, đau cổ họng hay tiêu chảy nên tránh không nên ăn thịt cừu vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khó chịu.