Chấn thương gân kheo là chấn thương phổ biến nhất đối với các cầu thủ bóng đá, vận động viên thể thao, nó là nỗi ám ảnh trong suốt sự nghiệp của M. Owen, Alexander Pato và phần lớn các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp khác.
Gân kheo nằm ở đâu?
Gân kheo là một nhóm gân nằm ở phía sau cơ đùi, chịu áp lực cực lớn mỗi khi cơ thể vận động mạnh khi dùng sức nhiều, đặc biệt là khi cần tăng tốc trong thời gian cực ngắn hoặc thực hiện các động tác vặn mình, thay đổi hướng một cách đột ngột, bất ngờ.
Chấn thương gân kheo là gì?
Một vết rách ở phần cơ đùi sau có thể được xem là một trường hợp chấn thương gân kheo, tùy theo mức độ tổn thương ít hay nhiều mà các bác sĩ có thể phân ra làm các trường hợp sau:
1/ Căng cơ, giãn cơ, bong gân
2/ Rách một phần gân kheo
3/ Gân kheo rách hoàn toàn, bị triệt thoái và không thể hồi phục.
Tùy vào từng mức độ chấn thương mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để hồi phục. Còn trong trường hợp xấu nhất (gân kheo bị rách hoàn toàn) thì việc phục hồi lại là không thể, việc điều trị nếu giúp được bệnh nhân có thể đi lại được bình thường là tốt lắm rồi.
Phác đồ điều trị chấn thương gân kheo gồm các bước sau:
1/ Dừng ngay hoạt động & tiêm thuốc giảm đau
Ngay khi có dấu hiệu gân kheo bị tổn thương, vận động viên nên ngừng ngay hoạt động thể chất đó lại, tiêm thuốc giảm đau (nếu cần thiết), cố định phần cơ thể bị đau bằng kẹp băng cố định, hạn chế sự vận động, co giãn cơ ở đây để tránh cơ bị giãn ra.
2/ Hạ nhiệt
Sử dụng các chất làm lạnh, đá để hạ nhiệt ngay vùng cơ bị tổn thương để hạ chế tối đa sự sưng tấy, tránh phân bào tạo ra sự tái tạo nhỏ bên trong.
3/ Tập luyện
Khi cơ đã giảm sưng, cơ thể có thể vận động nhẹ mà không bị đau thì bạn cần tập luyện nhẹ nhàng sau đó tăng dần để cơ quen lại với cảm giác vận động.
Chấn thương gân kheo cần nhiều thời gian để có thể phục hồi được 100% như trước, vận động viên cần tuân thủ pháp đồ điều trị của bác sĩ, nghỉ ngơi, vận động hợp lý, để cơ bình phục hẳn trước khi chơi thể thao trở lại để tránh chấn thương tái phát.
Hạn chế chấn thương gân kheo bằng cách nào?
Cách tốt nhất để tránh chấn thương gân kheo khi chơi thể thao, vận động thể chất mạnh là cầu thủ, vận động viên nên khởi động thật kỹ, tốt nhất là 20 phút trước khi thi đấu, khi cơ thể tăng lên được 1-2 độ là tốt nhất.
Trong quá trình thi đấu, vận động nếu thấy có dấu hiệu đau cơ thì nên ngừng ngay, kiểm tra thật kỹ để biết cơ có bị rách hay không.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.