Vết thương hở sau cắt chỉ khoảng 7-10 ngày thì lành. Vết thương hở không được khâu có thể tự lành tù 5-21 ngày tùy thuộc vào tình trạng vết thương, môi trường và việc giữ vệ sinh cho vết thương có đúng cách không.
Vết thương bao lâu thì lành?
Nếu vết thương của bạn được khâu bằng chỉ tự tiêu thì nó sẽ tự tiêu và được cơ thể hấp thụ trong vòng 7 đến 10 ngày sau khi phẫu thuật. Còn đối với những loại chỉ phẫu thuật thông thường, bạn sẽ cần phải đến các bác sĩ để cắt chỉ. Việc này có thể làm tại nhà nhưng độ an toàn thì không phải là tuyệt đối. Công đoạn cắt chỉ sau khi phẫu thuật cho loại chỉ không tiêu thường từ 5 ngày đến 21 ngày (phụ thuộc vào loại vết thương và vùng thực hiện phẫu thuật).
Làm sao để vết thương không bị sẹo?
Sẹo là hệ quả của quá trình tự phục hồi, làm liền da ở những vết thương. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là quá trình tăng sinh quá mức số lượng lẫn trật tự các sợi collagen mới thay thế vùng bị tổn thương và kết quả là hình thành sẹo.
Sẹo không giống nhau ở người có cơ địa khác nhau. Cùng nguyên nhân gây sẹo, việc hình thành và đáp ứng thuốc điều trị cũng không giống nhau. Nếu sợi collagen tăng sinh quá mức, sẹo nổi cao hơn gọi là sẹo lồi.
Quan tâm chăm sóc vết thương sau phẫu thuật sẽ hạn chế tối đa việc để lại sẹo. Về mặt dinh dưỡng, y học hiện đại khuyên rằng, trong quá trình chăm sóc vết thương, bệnh nhân nên bổ sung nhiều protein và chất kẽm trong thực đơn để nhanh lành vết thương, ngừa và hạn chế sẹo. Còn kinh nghiệm dân gian khuyên rằng, việc ăn uống cũng ảnh hưởng tới việc hình thành sẹo, bạn nên hạn chế các thực phẩm như: đồ tanh, trứng, đồ nếp, rau muống…
Vết thương lâu lành phải làm sao?
Vết thương nếu cứ nay nhiễm khuẩn, mai nhiễm nấm tất nhiên khó lành. Thanh trùng vết thương đúng cách là chuyện tất nhiên, nhưng nếu tưởng vết thương lâu lành chỉ vì bội nhiễm thì nhầm. Đừng quên bàn tay phá hoại trong bóng tối của một số căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, viêm da thần kinh… Do đó, nên đến thầy thuốc nếu vết thương không mấy nghiêm trọng ngoài da nhưng kéo dài nhiều ngày để kịp thời tầm soát bệnh khác.
Muốn vết thương mau lành cũng từa tựa như trợ vốn làm ăn. Nếu thiếu chất đạm, chất béo cần thiết cho cấu trúc mô hạt và mô liên kết, nếu thiếu hoạt chất ảnh hưởng trên hệ miễn dịch như sinh tố A, C, acid folic và khoáng tố kẽm, selen… thì vết thương, vết loét cho dù có được chăm sóc bao nhiêu cũng khó lành. Trong số đó, bên cạnh dưỡng khí, quan trọng hàng đầu là kẽm. Tình trạng thiếu kẽm khiến vết thương khó lành càng rõ nét hơn nữa ở người cao tuổi, người bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận.
Thêm vào đó, cho dù ăn đủ khoáng tố nhưng kẽm vẫn có thể bị thất thoát do tác dụng của một số thuốc khi dùng dài lâu, chẳng hạn thuốc kháng sinh, lợi tiểu, tẩy xổ, trị bệnh gout, ngừa thai, thuốc chứa corticoid, thuốc hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu… Trái với các khoáng tố vi lượng khác, kẽm là kháng tố không được dự trữ trong cơ thể. Chỉ cần vài ngày không được cung ứng qua thực phẩm hay nhu cầu dùng kẽm bất ngờ bội tăng (chẳng hạn vì stress) thì cơ thể hết kẽm! Người dùng các loại thuốc này nên được bổ sung kẽm càng thường xuyên càng tốt, nhất là khi vừa có vết thương ngoài da, ngay cả dưới dạng thuốc uống.
Vết thương nào cũng cần thời gian. Tuy vậy, chuyện gì cũng có giới hạn. Vết thương tầm thường ngoài da nếu lâu lành bao giờ cũng có lý do nào đó khiến cơ thể hoặc thiếu dưỡng chất vì không được bổ sung kịp thời hoặc do thất thoát nhưng gia chủ không ngờ. Tìm không ra nguyên nhân thì đừng nói đến việc vì sao vết thương không lành.