Xét nghiệm máu tổng quát thường có kết quả trong ngày với các xét nghiệm cơ bản: hồng cầu, bạch cầu, các chứng viêm nhiễm thường gặp, virus trong máu… Riêng xét nghiệm HIV, HPV cần phải được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên trách, thời gian có kết quả có thể lâu hơn.
Xét nghiệm máu bao lâu thì có kết quả?
Sau khi thực hiện xét nghiệm máu tổng quát, kết quả sẽ cho ra các chỉ số tương ứng:
- Hồng cầu: Nam: trung bình 4,2 – 6,0 T/L (T/l: nghìn tỷ tế bào / lít) – Nữ: 3,8 – 5 T/L
- Hemoglobin: Nam: trung bình 130 – 170 g/L (gram/lít) – Nữ: 120 – 150 g/L
- Hematocrit: Nam: trung bình 38 – 49% – Nữ: 34,9-44,5% .
- Bạch cầu: trung bình 3,0 – 10,0 G/L (G/L: tỉ tế bào / lít) – Tiểu cầu: 140 – 350 G/L.
Việc xét nghiệm máu bao lâu thì có kết quả không chỉ phụ thuộc vào người khám hay bác sỹ mà còn phụ thuộc nhiều vào các kỹ thuật xét nghiệm máu khác nhau cũng như các phương pháp xét nghiệm máu ở các cơ sở y tế khác nhau. Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm máu, bác sỹ sẽ so sánh với bảng chỉ số công thức máu bình thường và chẩn đoán xem bệnh nhân có mắc phải những bệnh lý về máu nào không, tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm máu ban đầu là gì thì sẽ biết được thời gian nhận kết quả.
Thông thường, đối với những xét nghiệm máu để biết được các bệnh lây truyền thông qua đường tình dục thì 1 tuần sẽ là thời gian để bạn biết được xét nghiệm máu bao lâu thì có kết quả. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải sốt ruột quá bởi vì nếu bạn chỉ có ý định làm các xét nghiệm máu tổng quát 32 kết quả thì chỉ sau từ 4 đến 6 giờ đồng hồ là bạn đã có thể cầm được kết quả trong tay. Đối với những người khám làm xét nghiệm máu tổng quát 17 hay 18 chỉ số thì thời gian được trả kết quả cũng là như trên.
Xét nghiệm máu biết được những gì?
Kết quả của xét nghiệm máu có thể cho chúng ta biết được rất nhiều về tình trạng sức khỏe, đặc biệt là khả năng phát hiện những bệnh lý khá nguy hiểm mà khi chúng ở trong giai đoạn tiềm ẩn và chưa phát bệnh thì ta thường không nhận ra. Thông thường, khi khám sức khỏe định kỳ và được yêu cầu xét nghiệm máu tổng quát, người khám sẽ được thực hiện những xét nghiệm máu sau:
- Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm này cho biết số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác, từ đó biết được người khám có bị thiếu máu hoặc bị một số bệnh về máu hay không.
- Xét nghiệm đường máu: Xét nghiệm xác định nồng độ đường trong máu để chẩn đoán xem người khám có bị bệnh tiểu đường hay không
- Xét nghiệm mỡ máu: Xét nghiệm bao gồm kiểm tra nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, qua đó đánh giá nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Xét nghiệm viêm gan B: Xét nghiệm phát hiện các nguy cơ của bệnh viêm gan B.
- Xét nghiệm HIV: Xét nghiệm phát hiện căn bệnh thế kỷ HIV.
Ngoài ra, xét nghiệm máu còn tùy thuộc vào các loại gói khám khác nhau đối với nhu cầu khác nhau của mỗi người. Nhưng nhìn chung, xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp cho người khám phát hiện được một số bệnh xã hội (bệnh lây qua đường tình dục) như bệnh viêm gan B, HIV. Tuy nhiên những bệnh khác như giang mai, lậu, sùi mào gà… thì lại không thể phát hiện được thông qua xét nghiệm máu tổng quát mà cần phải làm các xét nghiệm đặc hiệu.