Bổ sung kẽm bằng các loại hải sản: hào, cua biển, tôm, óc các loại rau có màu xanh đậm, thịt bò, thịt gà, và các loại trái cây bên dưới giúp nam giới khỏe mạnh hơn, dễ sinh con trai hơn.
Kẽm là chất gì, có tác dụng gì?
Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa, được hấp thụ phần lớn ở ruột non. Vì vậy, những người có bệnh ở đường tiêu hóa thường bị thiếu kẽm. Nó được thải ra ngoài với một lượng lớn qua dịch ruột, dịch tụy (2-5mg), còn lại qua nước tiểu (0,5-0,8mg) và mồ hôi (0,5mg). Khi vào cơ thể, phần lớn kẽm tập trung trong tế bào, chỉ một lượng nhỏ trong huyết tương, dạng gắn kết với albumin và a 2-macropolysaccaride.
Lượng kẽm trong cơ thể có liên quan chặt chẽ với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của cơ thể và hơn nữa có thể còn là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống và sinh mạng của con người.
1/ Kẽm cấu thành cấu trúc tế bào
Kẽm tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào và đặc biệt là tác động đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể. Kẽm có trong thành phần của hơn 80 loại enzym khác nhau, đặc biệt có trong hệ thống enzym vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi trong phân tử AND, xúc tác phản ứng ôxy hóa cung cấp năng lượng. Ngoài ra kẽm còn hoạt hóa nhiều enzym khác nhau như amylase, pencreatinase…
Đặc biệt, kẽm có vai trò sinh học rất quan trọng là tác động chọn lọc lên quá trình tổng hợp, phân giải acid nucleic và protein- những thành phần quan trọng nhất của sự sống. Vì vậy các cơ quan như hệ thần kinh trung ương, da và niêm mạc, hệ tiêu hóa, tuần hoàn.. rất nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm. Trẻ thiếu kẽm sẽ biếng ăn.
2/ Vai trò của kẽm với thần kinh
- Một vai trò cũng rất quan trọng khác của kẽm là vừa có cấu trúc vừa tham gia vào duy trì chức năng của hàng loạt cơ quan quan trọng. Kẽm có độ tập trung cao trong não, đặc biệt là vùng hải mã (hippocampus), vỏ não, bó sợi rêu. Nếu thiếu kẽm ở các cấu trúc thần kinh, có thể dẫn đến nhiều loại rối loạn thần kinh và có thể là yếu tố góp phần phát sinh bệnh tâm thần phân liệt.
- Vai trò hết sức quan trọng nữa của kẽm là nó tham gia điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có trong thành phần các hormon (tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục…). Hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với hệ thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động sống trong và ngoài cơ thể, phản ứng với các kích thích từ môi trường và xã hội, làm cho con người phát triển và thích nghi với từng giai đoạn và các tình huống phong phú của cuộc sống. Vì thế thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tới quá trình thích nghi và phát triển của con người.
- Ngoài ra, các công trình nghiên cứu còn cho thấy kẽm có vai trò làm giảm độc tính của các kim loại độc như nhôm (Al), asen (As), candimi (Cad)… Góp phần vào quá trình giảm lão hóa, thông qua việc ức chế sự ôxy hóa và ổn định màng tế bào. Khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng cường nhờ kẽm, bởi nó hoạt hóa hệ thống này thông qua cơ chế kích thích các đại thực bào, tăng các limpho T.. Vì vậy, khi thiếu kẽm, nguy cơ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân sẽ tăng lên.
- Cũng cần nói thêm rằng, kẽm không chỉ quan trọng trong hoạt động sống với vai trò độc lập, mà còn quan trọng hơn khi sự có mặt của nó sẽ giúp cho quá trình hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố khác cần thiết cho sự sống như đồng (Cu), mangan (Mn), magnesium (Mg)… Do vậy, khi cơ thể thiếu kẽm sẽ kéo theo sự thiếu hụt hoặc rối loạn chuyển hóa của nhiều yếu tố, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe.
Cơ thể cần bao nhiêu kẽm mỗi ngày?
Kẽm (Zn) đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các quá trình sinh hoá trong cơ thể. Kẽm giúp đảm bảo cân bằng hàm lượng đường trong máu, giảm tốc độ chuyển hóa của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình phân chia và tổng hợp AND. Kẽm đặc biệt quan trọng đối với khả năng đề kháng cuả cơ thể.
Ở mỗi độ tuổi, cơ thể cần lượng kẽm khác nhau:
- Dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
- Từ tháng thứ 7 đến 12 tháng tuổi: 3mg/ ngày
- Từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày
- Đối với nam giới: từ 9-13 tuổi cần 8mg/ ngày; trên 14 tuổi cần 11mg/ ngày
- Đối với nữ giới: từ 14-18 tuổi cần 9mg/ ngày; trên 19 tuổi cần 8mg/ ngày; phụ nữ có thai cần 11-12mg/ ngày; phụ nữ đang cho con bú cần 12-13mg/ ngày
Dấu hiệu nhận biết thiếu kẽm dễ nhận biết nhất
Để chẩn đoán trạng thái thiếu kẽm, có thể định lượng nồng độ của nó trong huyết tương, nếu kết quả nhỏ hơn 12Mg/lít tức cơ thể có nguy cơ thiếu kẽm; Hoặc căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng của các bệnh lý liên quan với sự thiếu kẽm. Đó là các bệnh chậm phát triển thể lực, chậm phát triển tâm thần, các bệnh về da và niêm mạc, giảm chức năng sinh dục, dễ bị nhiễm khuẩn, giảm trí nhớ, suy dinh dưỡng…
Nếu thiếu, có thể bổ sung kẽm trong dược phẩm hoặc chất dinh dưỡng bằng các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng (như ở nước ta có chương trình vi chất dinh dưỡng, bổ sung kẽm, sắt, vitamin A…). Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ăn uống đủ chất, ăn các thức ăn có nhiều kẽm như thịt, gan, trứng, sữa, cá, tôm, rau củ quả có màu vàng và xanh đậm
Top thực phẩm giàu kẽm tốt cho đàn ông, trẻ nhỏ
Kẽm là dưỡng chất rất quan trọng. Cung cấp đủ kẽm cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và các vết thương mau lành. Kẽm còn khiến bệnh cúm nhanh khỏi và ít trở nặng, hỗ trợ tuyến giáp, thậm chí làm chậm quá trình lão hóa. Trong một nghiên cứu vào tháng 6 được đăng trên tờ Journal of Biological Chemistry, kẽm được cho là có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp tim và giảm nguy cơ suy tim.
Cơ thể chúng ta không đòi hỏi quá nhiều kẽm, chỉ 8 mg ở phụ nữ và 11 mg ở đàn ông mỗi ngày. Dưới đây là các thực phẩm giúp bạn cung cấp đầy đủ kẽm cho cơ thể.
1/ Kẽm có nhiều trong tôm, cua
Một con hàu cỡ vừa chứa đến 5.3 mg kẽm. Loại hải sản có vỏ này còn dồi dào protein cùng các dưỡng chất và vitamin khác như vitamin C, vitamin B-12, sắt và selen. Ăn hàu còn giúp bạn tăng khả năng “yêu”
Tôm hùm và cua rất giàu kẽm. Một số loại cá như cá sardine, cá hồi, cá bơn cũng có kẽm nhưng ít hơn. Ăn nhiều hải sản rất tốt cho sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng.
2/ Thịt bò, gà, lợn chứa nhiều kẽm cho cơ thể
Thịt bò, lợn, gà không chỉ cung cấp protein mà còn giúp bạn bổ sung kẽm. Tốt nhất hãy ăn thịt nạc, bỏ mỡ và da. Chỉ với 85 g, ức gà sẽ đem đến cho bạn 0,9 mg kẽm. Trứng cũng là nguồn kẽm đáng lưu ý. Một quả trứng to có chứa 0,6 mg dưỡng chất quan trọng này.
3/ Kẽm có nhiều trong trái cây nào?
Trái cây là loại thực phẩm chứa một lượng kẽm dồi dào tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng giàu kẽm. Lựu là loại trái cây vinh dự đứng đầu danh sách. Một quả lựu tươi cung cấp 1 mg kẽm. Trái bơ cũng rất giàu kẽm , nó có thể cung cấp 1,3 mg mỗi quả. Quả mâm xôi cũng rất giàu kẽm. Một cốc quả mâm xôi mang lại 0.8 mg kẽm.
4/ Rau củ quả chứa nhiều kẽm
- Các loại rau Rau cũng là loại thực phẩm thiết yếu, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Rau củ bao gồm cả các loại đậu như đậu nành, đậu lima, đậu Hà Lan. Đậu nành chứa tới khoảng 9 mg kẽm trong khi đậu Hà Lan và đậu lima chứa 2 mg kẽm mỗi loại. Các loại rau khác cũng chứa nhiều kẽm bao gồm đậu xanh (1 mg) và măng tây (0,5 mg). Ngô cũng có thể cung cấp 0,7 mg kẽm trong khi khoai tây và bí ngô lại mang tới 0,6 mg loại dưỡng chất này. Trong số các loại rau xanh, củ, cải Thụy Sĩ là loại thực phẩm giàu kẽm nhất có thể cung cấp khoảng 0,2 mg cho mỗi khẩu phần ăn.
- Nấm: Trong các loại rau, bạn nên dành sự quan tâm cho nấm bởi lẽ loại thực phẩm này chứa rất nhiều kẽm. Một khẩu phần ăn là nấm trắng nấu chín có thể cung cấp 1.4 mg tương đương 9% DV kẽm. Lượng kẽm mà nấm cung cấp cao tương đương rau chân vịt. Chính vì vậy, nếu bạn không thích ăn rau chân vịt, bạn có thể thay thế nó bằng nấm để có đượng lượng kẽm tương ứng.
- Các loại hạt: Các loại hạt rất giàu kẽm. Cụ thể Hạt điều chứa rất nhiều loại khoáng chất này. 100 g hạt điều có thể mang tới 5,6 mg hoặc 37% DV kẽm. Các loại hạt khác có chứa nhiều kẽm bao gồm hạt thông (12% DV), hồ đào, (9% DV), hạnh nhân, đậu phộng và quả óc chó (6% DV mỗi) và hạt dẻ (5% DV).
- Nếu việc thiếu hụt kẽm đang là vấn đề bạn quan tâm thì hãy nhanh chóng bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm vào trong bữa ăn của bạn. Tuy nhiên, đừng hấp thụ dư thừa loại dưỡng chất này bởi lẽ điều ấy cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.
Ai nên bổ sung kẽm?
Nếu ăn uống không cân bằng dinh dưỡng, ai cũng có nguy cơ thiếu kẽm. Dấu hiệu thường thấy của tình trạng này là kém ăn, rụng tóc, tiêu chảy, suy giảm chức năng sinh lý, đau mắt, sút cân, lâu lành các thương tổn, trẻ em chậm lớn. Một số nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn hẳn những người khác, cụ thể là:
- Những người ăn chay: Nhóm đối tượng này có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất do thực đơn không có thịt, trong khi phần lớn lượng kẽm có nguồn gốc từ các loại thịt.
- Người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa: Đây là những người thiếu kẽm do khả năng hấp thu kẽm của cơ thể giảm sút bởi sự rối loạn hoạt động của các cơ quan tiêu hóa.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Cơ thể người mẹ cần phải được bổ sung nhiều kẽm hơn mức bình thường để đủ kẽm cung cấp cho thai nhi hoặc trẻ nhỏ. Nếu không lưu ý ăn uống cân bằng, người mẹ rất dễ bị thiếu hụt kẽm.
- Nhóm người nghiện rượu: Rượu phá hủy cơ chế hấp thu dưỡng chất của hệ tiêu hóa, hậu quả là kẽm cũng bị đào thải qua đường nước tiểu khiến 50% số người nghiện rượu có hàm lượng kẽm trong cơ thể rất thấp.