Bị ngứa khắp người khi mang thai do những biến đổi về sinh lý, nồng độ estrogen tăng cao, da bị căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần..tuy nhiên cũng có những nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến cảm giác ngứa
Bà bầu bị mẩn ngứa khắp người là bệnh gì?
Ngứa da là một trong nhiều triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên mẹ bầu bị ngứa da khi mang thai cũng không đáng lo ngại. Cùng tìm hiểu lý do đằng sau tình trạng ngứa ngáy khó chịu này và cách đối phó với nó nhé.
Theo ước tính của các nhà khoa học, có khoảng 14% phụ nữ mang thai thường xuyên bị ngứa, đặc biệt từ ba tháng thứ 2 trở đi của thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân như:
- Những biến đổi về sinh lý, nồng độ estrogen tăng cao.
- Da bị căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần: đặc biệt là ở vòng bụng, dẫn đến tình trạng da bị căng kéo quá mức khiến da bị rạn, nứt ở nhiều mức độ, nổi sần kèm theo tăng sắc tố.
- Da bị mất độ ẩm
- Biểu hiện của một số bệnh dị ứng
- Dấu hiệu bệnh Eczema
- Muối mật trong gan tăng
- Bị phát ban đa dạng
- Bị nhiễm nấm, thay đổi độ pH vùng âm hộ – âm đạo, khiến cho vùng này trở nên quá kiềm khi mang thai cũng dẫn đến tình trạng ngứa âm đạo. Và tình trạng viêm nang lông trong thai kỳ cũng thường xảy da trong tháng cuối của thai kỳ, gây ngứa ở những vùng có lông như vùng nhô hạ vệ, nách, vùng lông tay, lông chân…
Ngứa khắp người khi mang thai có sao không?
Ngứa dễ gặp ở thai phụ, tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, ngứa quá mức đến cảm thấy bứt rứt, phải bôi dầu nóng, gãi đến trầy xước da, chảy máu thì chỉ gặp ở một số ít người. Có trường hợp chỉ ngứa, không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu gì trên da. Có một số trường hơp khác thấy xuất hiện những dấu mẩn đỏ, không đau. Khi trời nóng thì thấy người mẩn đỏ nhiều hơn và ngứa cũng nhiều hơn.
Cần theo dõi kỹ những cơn ngứa, vì có thể nguyên nhân dẫn đến mẩn ngứa khi mang thai rất tự nhiên, bình thường, do hormone thay đổi…, song cũng có những nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến cảm giác ngứa như thế. Ngoài ra, ngay cả ngứa “bình thường” nhưng nếu kéo dài cũng cần điều trị sớm, vì nó dễ tạo nên cảm giác khó chịu, bứt rứt cho thai phụ, ảnh hưởng đến cả sự phát triển của bé.
Bà bầu cần lưu ý với ngứa
Không ít người bị ngứa khi mang thai. Có thai phụ bị ngứa âm đạo, hậu môn, có người thì thấy lòng bàn tay, bàn chân bị ửng đỏ và ngứa ngáy, và có những bà bầu lại ngứa toàn thân kèm dấu hiệu phát ban, thậm chí bị sốt…
Thông thường, bạn không phải quá lo lắng vì khi mang thai, sự gia tăng hoocmon estrogen là nguyên nhân gây ra những cơn ngứa. Hơn nữa, khi thai nhi lớn lên và cơ thể tăng cân khiến da vùng bụng, đùi, ngực… bị rạn, gây ngứa ngáy khó chịu. Với những bà bầu có tiền sử da khô, nhất là mắc chứng chàm bội nhiễm hay dị ứng thức ăn thì tình trạng ngứa càng tồi tệ hơn. Ngoài ra bà bầu còn có thể mắc chứng ngứa hậu môn do ra mồ hôi nhiều hay bị bệnh trĩ, hoặc bị ngứa âm đạo do pH thay đổi…
Tuy nhiên, nếu bạn thấy ngứa trầm trọng trong giai đoạn thai kỳ thứ hai hoặc ba có thể là một dấu hiệu của bệnh ứ mật trong gan của thai kỳ. Khi mật không lưu thông bình thường trong các ống nhỏ của gan, muối mật tích tụ lại trong da và làm cho bạn bị ngứa khắp nơi. Cảm giác ngứa có thể rất dữ dội. Tình trạng này không gây phát ban, nhưng da có thể bị đỏ lên, đau nhức với những vết xước nhỏ ở vùng da bạn gãi rất nhiều vì ngứa. Có thể kèm theo một số triệu chứng khác như chán ăn, vàng da, nôn mửa, buồn nôn và phân màu nhạt. Ngoài ra, bà bầu cũng nên lưu ý với những dấu hiệu ngứa kèm phát ban, sốt vì rất có thể đó là triệu chứng của bệnh thủy đậu hay herpes…Nếu bạn bị ngứa và gặp phải những tổn thương ngoài ra thì nên nghĩ tới chứng chàm, vảy nến. Đặc biệt, khi âm đạo bị ngứa và thấy nóng rát là triệu chứng bị nhiễm nấm âm đạo hoặc bạn đã bị mắc các chứng bệnh lây truyền qua đường TD khác.
Với những triệu chứng trên, bà bầu nên đi khám kịp thời để có hướng điều trị, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé. Còn với những trường hợp khác, dưới đây là lời khuyên bổ ích giúp bạn hạn chế những cơn ngứa ngáy khó chịu khi mang thai:
– Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, kết hợp mặc trang phục thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi; đồng thời không nên ở những nơi quá nóng bức.
– Hạn chế tối đa tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Vì da bạn sẽ nhanh bị khô và ngứa hơn. Cũng không nhất thiết phải sử dụng sữa tắm, vì sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn; hoặc nếu dùng thì nên chọn loại có độ pH vừa phải, không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm).
– Thi thoảng tắm ấm bằng bột yến mạch là một gợi ý cho bà bầu để cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai.
– Lưu ý tránh cào, gãi vì da sẽ càng bị kích thích, không chỉ khiến bạn ngứa hơn mà có thể để lại di chứng về sau. Hãy dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa để cảm thấy dễ chịu hơn.
– Để giảm ngứa do thay đổi độ pH âm đạo khi mang thai, nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp với bà bầu, nhưng cũng không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.
– Tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… và uống nước đều đặn hàng ngày. Nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng.
– Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc và các loại kem bôi da nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trước khi dùng sản phẩm gì, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn cẩn thận.
Đó là một số điều bà bầu cần lưu ý để có một thai kì khỏe mạnh, đồng thời giảm bớt sự khó chịu vì ngứa, nhất là trong mùa đông này.
Bà bầu ngứa bụng có được gãi không?
Lời khuyên của các bác sĩ là, cho dù ngứa do nguyên nhân gì, bạn cũng không bao giờ được gãi hoặc tự ý dùng thuốc gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Có thể giảm những triệu chứng khó chịu trên da bằng một số biện pháp sau:
- Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi (kể cả đồ lót).
- Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức.
- Tắm với nước mát hoặc nước ấm để giúp giảm ngứa
- Tránh dùng các loại xà phòng hay chất sút tẩy rửa mạnh. Một số trường hợp có thể chỉ được tắm bằng nước chứ không dùng xà phòng. Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa dầu khoáng.
- Chế độ ăn nên có thêm dầu ôliu (chưa tinh luyện) và các thực phẩm giàu vitamin A, D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa…), axit linoleic (dầu hạt lanh, dầu anh thảo, cá mòi…).
- Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày).
- Giảm ngứa do thay đổi pH âm đạo bằng cách: Giữ khô và sạch vùng tam giác bằng nước pha muối loãng, thay quần nhỏ 2 lần/ngày hơn là dùng băng vệ sinh.
- Dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.