Máu của con người được chia làm 4 nhóm máu chính: O, A, B và AB. Mỗi một nhóm máu mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.
Tại sao con người lại có nhiều nhóm máu khác nhau?
Các nhà khoa học tin rằng việc tổ tiên loài người thích nghi với các bệnh truyền nhiễm ra sao là nguyên nhân sinh ra các nhóm máu khác nhau. Ví dụ, bệnh sốt rét dường như là nguyên nhân chính tạo ra nhóm máu O, nhóm máu này phổ biến hơn ở châu Phi và các khu vực của thế giới từng phải chịu gánh nặng bệnh sốt rét. Trong nhiều trường hợp các tế bào nhiễm bệnh sốt rét không thể tấn công vào các tế bào của nhóm máu O hoặc các tế bào nhóm máu B. Kết quả là những người có nhóm máu O có sức đề kháng tốt hơn với bệnh sốt rét.
Các nhóm máu cho và nhận cơ bản theo biểu đồ huyết học
Hiện nay rất nhiều người hưởng ứng cũng như tham gia nhiệt tình vào các phong trào hiến máu tình nguyện. Trước khi hiến máu bạn chắc chắn sẽ băn khoăn, tự đặt ra trong đầu những câu hỏi giả dụ như: “Mình thuộc nhóm máu gì?”, “Mình có thể hiến máu cho những người thuộc nhóm máu nào?” hay “Chế độ ăn phù hợp cho từng nhóm máu là như thế nào?“. Hãy cùng depkhoe.com giải đáp những thắc mắc về cách xác định nhóm máu và sự cho và nhận giữa các nhóm máu nhé!
Phân loại các nhóm máu như thế nào?
Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng có 4 nhóm máu chính là O, A, B và AB. Máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể.
Cách xác định nhóm máu như thế nào?
1. Điều này bạn có thể biết khi kiểm tra sức khỏe trước lúc hiến máu bằng cách xét nghiệm máu.
2. Bạn cũng có thể suy ra nhóm máu của mình nếu biết nhóm máu của bố và mẹ dựa trên bảng “Cách nhận biết nhóm máu” sau đây:
Nhóm máu của bố | ||||||
A | B | AB | O | |||
Nhóm máu của mẹ | A | A hoặc O | A, B, AB hoặc O | A, B hoặc AB | A hoặc O | |
B | A, B, AB hoặc O | B hoặc O | A, B hoặc AB | B hoặc O | ||
AB | A, B hoặc AB | A, B hoặc AB | A, B hoặc AB | A hoặc B | ||
O | A hoặc O | B hoặc O | A hoặc B | O |
Ví dụ:
- Bố mẹ có nhóm máu O chỉ có thể sinh con có nhóm máu O.
- Bố nhóm máu O, mẹ nhóm máu A có thể sinh con có nhóm máu O hoặc A.
- Bố nhóm máu B, mẹ nhóm máu A, có thể sinh con có nhóm máu A, B, AB và thậm chí là O.
Các nhóm máu cho và nhận cơ bản theo biểu đồ huyết học
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích. Vì thế, việc biết bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nó ra sao là rất quan trọng.
1. Nhóm máu A
Nhóm máu A khá phổ biến, chiếm 34.83%, chỉ đứng sau nhóm máu O về sự phổ biến, được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương.
Vì vậy, người có nhóm máu A có thể:
- Cho người có nhóm máu A và người có nhóm máu AB.
- Nhận máu từ người có nhóm máu O và A.
2. Nhóm máu B
Đây là nhóm máu khá hiếm, chiếm 13.61%, chỉ đứng sau nhóm máu AB. Nó chứa các kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A (để tấn công kháng nguyên A) trong huyết tương.
Vì vậy, người có nhóm máu B có thể:
- Cho, hiến tặng máu cho người có nhóm máu B, người có nhóm máu AB.
- Nhận máu truyền từ những người có nhóm máu B hoặc O.
3. Nhóm máu AB
Khác với nhóm máu O, nhóm máu AB không phổ biến, chỉ chiếm 7.14%. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương.
Vì vậy, người có nhóm máu AB có thể:
- Cho, hiến tặng máu cho những người có nhóm máu AB.
- Nhận máu truyền từ tất cả những người có nhóm máu A, B, AB, O.
4. Nhóm máu O
Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất, chiếm 44.42%. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương.
Vì vậy, người có nhóm máu O có thể:
- Cho, hiến tặng máu cho tất cả các nhóm máu còn lại là A, B, AB, O.
- Nhận máu truyền từ những người có nhóm máu O.
Nếu bạn nhận nhầm nhóm máu có nguy hiểm không?
Rất nguy hiểm. Phản ứng truyền máu tán huyết cấp có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu và thường xảy ra trong quá trình truyền máu. Bệnh nhân có thể cảm nhận được những phản ứng này. Họ có thể phàn nàn về cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, và đau ở lưng, hai bên sườn…. Những phản ứng cắt liên quan đến cắt đứt hầu hết các tán huyết mạch; các hồng cầu của máu truyền vào bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận trong khi chúng vẫn còn các mạch máu bên trong. Các phản ứng đồng loạt có thể gây sốc, số lượng lớn mô sản sinh ra do RBC (tế bào hồng cầu) bị vỡ nên không kiểm soát được khả năng đông máu.
Từ khóa:
- các nhóm máu hiếm
- nguyên tắc truyền máu
- sơ đồ truyền máu
- sơ đồ truyền máu và giải thích
- các nhóm máu ở người
- sơ đồ truyền máu sinh học 8