Bảng chiều dài đầu mông thai nhi theo tuần: tuần thứ 7, 10, 12, 13 đến tuần thứ 20 và các cột mốc phát triển của trẻ từ lúc hình thành phôi thai đến tuần 40 mẹ cần nhớ.
Chuẩn chiều dài đầu mông theo tuần
bảng chiều dài đầu mông theo tuần thai
Các cột mốc phát triển của thai mẹ cần nhớ
- Tuần lễ đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Do cách tính tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, tuần lễ này cũng được tính vào 40 tuần lễ của thai kỳ cho dù khi đó bé yêu vẫn chưa được hình thành trong bụng mẹ.
- Tuần thứ 3, trứng thụ tinh vẫn không ngừng thực hiện quá trình phân bào một cách liên tục, cho dù bạn vẫn chưa biết rằng mình đã có thai . Bây giờ, trứng thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào và chúng được gọi là phôi thai.
- Tuần thứ 4, trứng thụ tinh giờ đây đã là một phôi thai có 3 lớp nội bì, trung bì và ngoại bì.
- Tuần thứ 8, các ngón tay và ngón chân của bé đang được hình thành trong tuần lễ này, cánh tay bé đã có thể cử động được và có thể gập duỗi nhờ sự hình thành khuỷu tay và cổ tay.
- Tuần thứ 12, khuôn mặt bé giờ đây đã rõ nét hơn rất nhiều, hoàn chỉnh với chiếc mũi và cái cằm nhỏ xinh. Não bộ vẫn tiếp tục phát triển, những móng tay và móng chân nhỏ nhắn cũng đã được hình thành.
- Tuần thứ 16, thai nhi lúc này nặng khoảng 70-100 gam và có chiều dài khoảng 116 milimet. Những cử động đầu tiên của bé lúc này chỉ là những phản xạ tự nhiên, ngoài ra trong tuần này còn thấy xuất hiện thêm những phạn xạ có tự chủ.
- Tuần thứ 20, bé yêu của bạn đã lớn nhanh một cách đáng kể từ một nhóm các tế bào ban đầu. Thai nhi bây giờ nặng khoảng 300 gram và dài khoảng 20 đến 25 centimet.
- Tuần thứ 28, thai nhi giờ đã cân nặng khoảng 1.100 gram và dài khoảng 35-38 centimet.
- Tuần thứ 36, sự phát triển của lớp mỡ hai bên gò má và của các lớp cơ tại đây đã khiến cho khuôn mặt bé giờ đây trông rõ nét và hoàn thiện hơn. Bé bây giờ cân nặng xấp xỉ khoảng 2,6 kg.
- Tuần thứ 40, sau nhiều tuần giữ gìn và chờ đợi, bé yêu sắp chào đời, một bé sinh ở tuần thứ 40 có cân nặng trung bình khoảng 3.500 gram và dài khoảng 48 đến 51 centimet.
Mẹ cần tăng bao nhiêu kg?
Theo các chuyên gia, trong thai kỳ mẹ bầu không nên “ăn cho 2 người” để tăng cân quá nhiều, rất dễ mắc nguy cơ bị huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ. Theo đó, bà bầu chỉ nên tăng từ 11-14kg trong 9 tháng và số cân này sẽ được phân chia như sau:
- Thai nhi: 3,2–3,5 kg
- Nhau thai: 0,45-1 kg
- Tử cung: 0,9 kg
- Nước ối: 0,7-0,9 kg
- Ngực mẹ bầu: 0,5 kg
- Khối lượng máu: 1,2-1,4 kg
- Chất béo: 2,3 kg
- Mô, chất lỏng: 1,8-3,2 kg
Tổng cân nặng: 11-14 kg
Bạn đang xem: https://www.depkhoe.com/chieu-dai-dau-mong-theo-tuan-thai/