Sốt siêu vi (sốt virus) thường xuất hiện ở mùa nắng nóng ở cả người lớn& trẻ em với các biểu hiện: sốt cao trên 38.5độ, nhức đầu, mệt mỏi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa & thường nổi đốm đỏ sau 3-7 ngày sốt.
Sốt siêu vi là gì?
- Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virut) khác nhau.
- Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhanh chóng đưa đến tử vong đặc biệt là đố với trẻ em.
9 biểu hiện của sốt siêu vi thường gặp nhất
Sốt cao
- Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt siêu vi, thường từ 38-39 độ C, thậm chí lên đến 40-41 độ C.
Đau đầu
- Đây cũng là biểu hiện thường gặp của sốt siêu vi, bệnh nhân thường có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ hội, trong đầu có cảm giác chao đảo, nguyên nhân do sốt nên tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra.
- Khi sờ vào hai huyệt thái dương của người bệnh đang đau đầu thì có thể cảm giác thái dương đập mạnh.
- Người đau đầu có xu hướng nhắm nghiền mắt và nằm co lại, li bì đi vì choáng váng. Lúc này trông người bệnh khuôn mặt như phù nề, mắt sưng húp.
- Đối với trẻ em, một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo…Bệnh nhân sốt siêu vi có thể chảy mũ tai hoặc tai có nhầy và ngứa hơn lúc bình thường.
Viêm đường hô hấp
- Kèm theo sốt và đau đầu là các biểu hiện viêm đường hô hấp như viêm họng (họng bị sưng tấy, đỏ), rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.…
Viêm kết mạc mắt
- Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt, mắt người bệnh lờ đờ.
Nôn
- Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn, người lớn cũng có thể nôn mửa, chủ yếu là do viêm họng, kích thích chất nhầy.
Phát ban
- Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt siêu vi, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt vì bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.
Đau nhức mình mẩy
- Thường xảy ra ở trẻ em ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc. Người lớn cũng có thể có triệu chứng này.
Rối loạn tiêu hóa
- Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt siêu vi do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), không có máu, chất nhầy.
Viêm hạch
- Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.
Chăm sóc người bị sốt siêu vi tại nhà:
Hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị SSV. Khi mắc SSV chủ yếu là tập tủng hạ sốt (dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,50C, chườm mát, nằm nơi thoáng mát, mặc đồ mỏng…).
Khi sốt cao, cơ thể có thể bị mất nước, bởi vậy phải uống nhiều nước để bù mất nước, có thể là nước lọc, nước hoa quả, nước oresol hoặc hydrit. Đồ ăn cần loãng, bổ dưỡng, dễ tiêu.
SSV dễ gây thành dịch nên khi bị sốt cần tránh chỗ đông người.
Phòng bệnh sốt siêu vi bằng cách
- Sốt virus là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Vì thế khi người lớn bị sốt, không nên cho bé tiếp xúc với người bị sốt.
- Khi bé bị sốt, cần cho bé nghỉ học cho đến khi hết sốt, tránh lây cho bé khác.
- Hạn chế dùng điều hòa trong phòng, thay thế bằng biệc mở cửa thông thoáng.
Sốt siêu vi ở người lớn là bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa, do siêu vi trùng gây ra. Biểu hiện của bệnh sốt siêu vi thường gặp là: sốt cao trên 39 độ, người cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và thường sốt mạnh về chiều, về đêm. Sốt siêu vi nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng cách hạ sốt, bổ sung vitamin C sau 3-5 ngày bệnh sẽ khỏi hẳn. Đối với bệnh nhân sốt nặng cần đưa đi viện để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán để có phát đồ điều trị phù hợp.
Bạn đang xem: https://www.depkhoe.com/trieu-chung-sot-sieu-vi-o-nguoi-lon-cach-xu-ly/
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.