Bệnh ung thư tuy nguy hiểm nhưng không lây từ người sang người theo đường hô hấp, đường ăn uống,…chỉ một số ít bệnh ung thư khi người thân bạn mắc thì bạn sẽ có nguy cơ bệnh cao hơn người bình thường.
Bệnh ung thư là gì?
Ung thư là một loại bệnh của các tế bào. Bệnh này là sự phát triển không bình thường của các tế bào, có xu hướng tăng sinh nhanh chóng về số lượng một cách không kiểm soát được và trong một số trường hợp, chúng di căn (lan tràn tới các cơ quan ở xa).
Ung thư có thể có nguồn gốc từ bất cứ tế bào nào của cơ thể và có rất nhiều loại khác nhau trong mỗi vùng của cơ thể. Hầu hết các bệnh ung thư được đặt tên theo loại của tế bào hoặc cơ quan nơi chúng phát sinh. Nếu một khối ung thư lan rộng ra (di căn), thì khối u mới mang tên giống với tên của khối u nguồn gốc (đầu tiên). Ung thư (cancer) là từ Latin chỉ con cua. Người xưa dùng từ này để nói lên sự ác tính chắc chắn không còn nghi ngờ gì nữa bởi vì khối ung thư tỏa ra những nhánh giống như chân cua bám chắc vào các mô mà nó xâm nhập. Ung thư cũng có thể còn được gọi là một u ác tính, hoặc một tân sản (neoplasma – có nghĩa là một sự phát triển mới)
Bệnh ung thư có lây truyền không?
Giáo sư Nguyễn Bác Đức, nguyên giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết, chỉ một số ít bệnh ung thư liên quan đến gene di truyền. Phần lớn người mắc ung thư không liên quan đến di truyền và không để lại bệnh cho các thế hệ sau. Hiểu một cách đầy đủ hơn thì ung thư là bệnh do tổn thương gene – vật liệu mang tính di truyền của tế bào gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương gene,hơn 80% là do các yếu tố bên ngoài môi trường tác động vào cơ thể. Những tổn thương gene này không di truyền.
Theo giáo sư Đức, khoảng dưới 10% là tổn thương gene có sẵn trong cơ thể. Những tổn thương gene có thể di truyền nhưng không di truyền cho tất cả con của người có gene này. Chỉ khoảng 50% số con sẽ nhận di truyền các gene đó. Trong số những người con có gene sinh ung thư, cũng không phải tất cả sẽ bị ung thư. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ sẽ mắc ung thư trong cuộc đời họ.
Một số ít loại ung thư có yếu tố gia đình như ung thư vú, ung thư đại tràng hay đường ruột, thận… Nếu một người có họ hàng ruột thịt gần gũi (bố mẹ, anh chị em) bị loại ung thư này thì khả năng mắc bệnh ung thư của họ có thể tăng lên. Nhìn chung, nguy cơ mắc bệnh ung thư của một người có liên quan mạnh mẽ tới tuổi tác và các yếu tố nguy cơ từ thói quen sống, môi trường như hút thuốc, lạm dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng không an toàn, không hợp lý, ít vận động thể chất, quan hệ TD không an toàn…
Bệnh ung thư hoàn toàn không lây nhiễm từ người này sang người khác do tiếp xúc dù là ung thư đường hô hấp hay bất kỳ loại ung thư nào khác.
Bệnh ung thư xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ em nhưng đa phần sẽ xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi. Hàng năm nước ta có khoảng 70.000 người chết vì ung thư, 200.000 ca mắc mới và con số này đang ngày một gia tăng. Trong số này 80% bệnh nhân đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn.
Ung thư chủ yếu ở nam giới là phổi, dạ dày, gan, vòm họng, trực tràng… Ung thư ở nữ giới chủ yếu vú, cổ tử cung, dạ dày, phổi, vòm họng… Bệnh có thể tấn công ở bất kỳ bộ phận hoặc cơ quan nào của cơ thể, đa số biểu hiện dưới dạng các khối u ác tính. Ung thư thường là bệnh mãn tính, có quá trình phát triển lâu dài qua nhiều giai đoạn mà không có dấu hiệu báo trước khi chúng được phát hiện. Triệu chứng đau chỉ là dấu hiệu ở giai đoạn muộn của bệnh.
Các giai đoạn bệnh ung thư
- Cơ quan nào trong cơ thể khởi phát ung thư?
- Kích thước của khối u?
- Đã di căn sang các hạch bạch huyết xung quanh?
- Đã di căn tới các bộ phận nào của cơ thể?
Tùy thuộc vào các tiêu chí nói trên mà bác sĩ sẽ đánh giá bệnh đang ở giai đoạn nào, thông thường thì có 4 giai đoạn
- Giai đoạn I: chỉ giới hạn ở khu vực bắt đầu xuất hiện khối u ác tính
- Giai đoạn IV: tế bào ung thư đã lan xa khỏi nơi ban đầu, đến nhiều cơ quan khác.
- Trong từng giai đoạn nhỏ tùy vào nhóm ung thư mà bác sĩ sẽ có thể chia ra làm nhiều phân đoạn nhỏ hơn nữa (ví dụ: IIA, IIIB…)
- Bệnh được phát hiện càng sớm thì cơ hội sống của bệnh nhân càng cao. Thường nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn I, II bác sĩ sẽ áp dụng phẫu thuật để cắt bỏ đi khối u, giai đoạn III điều trị bằng bức xạ và hóa trị.Phát hiện khối u, tế bào ung thư thông qua xét nghiệm tổng quát, chụp MRI, CT Những thực phẩm gây ung thư mà bạn vẫn ăn hàng ngày.
Từ khóa:
- ung thư phổi có di truyền không
- ung thư gan có di truyền không
- bệnh ung thư có lây qua đường hô hấp không
- ung thư vòm họng có di truyền không
- ung thư não có di truyền không
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.