Chữa đi ngoài sau khi uống rượu bia bằng cách: bổ sung chất xơ vào trong bửa ăn, tăng cường các loại rau củ quả, chia nhỏ bửa ăn, ăn súp nóng, cháo loãng& hạn chế chất béo trong vài ngày sau đó.
Vì sao hay bị đi ngoài sau khi uống rượu bia?
Tông thường, rối loạn tiêu hóa do bia rượu hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể nhận diện qua 3 đặc điểm: đau bụng, trướng bụng và rối loạn thói quen đi cầu (táo bón hoặc tiêu chảy). Các biểu hiện này có thể kéo dài vài ngày, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng trên tiếp diễn sau khi uống rượu, bia nhiều thì theo thời gian, nó có thể làm bệnh lý trở nên trầm trọng hơn, gây ra những tổn thương thực thể ở cơ quan tiêu hóa nếu không được chữa trị kịp thời. Hiện tượng tiêu chảy sau uống rượu bia của chồng chị là kết quả của nhiều yếu tố:
- Thứ nhất, khi uống bia theo thói quen, người miền Nam thường uống bia kèm với đá. Với chất lượng nước đá không được kiểm soát như hiện nay dễ có sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh có thể gây nên tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng.
- Thứ hai, chất cồn trong rượu, bia có thể làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh ở ruột, gây rối loạn vận động ruột, rối loạn hấp thu nước của ruột gây nên tiêu chảy. Ngoài ra còn làm rối loạn hệ vi khuẩn có ích sống thường trú ở ruột. Bên cạnh đó, uống rượu bia thường kèm ăn các thức ăn sống, hoặc chứa nhiều dầu mỡ cũng có thể gây nên hiện tượng rối loạn hấp thu của ruột.
- Thứ ba, do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Trong ống tiêu hóa có trên 400 loài vi khuẩn, tạo nên trận chiến cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại. Vi khuẩn có lợi chống lại các vi khuẩn gây bệnh bằng cách tạo thành rào cản ngăn chặn sự xâm nhập của chúng, chiếm chỗ (colonization) trên thành ruột. Khi uống nhiều bia rượu, kháng sinh, đồ hộp có chất bảo quản sẽ làm cho hệ vi sinh có ích bị tiêu diệt, phá vỡ trạng thái cân bằng của hệ vi khuẩn, giúp vi khuẩn gây tiêu chảy bùng phát.
Đi ngoài sau khi uống rượu phải làm sao?
- Bổ sung các loại rau (súp-lơ, bông cải xanh, cải bắp) và rau đậu (đậu).
- Cần uống nhiều nước và tránh soda vì nước có ga có thể gây ra khí và khó chịu vùng bụng.
- Ăn những bữa ăn nhỏ hơn có thể làm giảm tỷ lệ đau bụng do co thắt ruột và tiêu chảy. Bữa ăn chất béo và carbohydrate cao như gạo, mì ống, và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm các triệu chứng IBS .
- Một cách điều trị phổ biến cho IBS là việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống: Chất xơ giúp cho ruột tránh bị co thắt gây đau bụng. Chất xơ cũng thúc đẩy đi tiêu thường xuyên, giúp giảm táo bón.