Hạ men gan bằng cây diệp hạ châu đắng (cây chó đẻ), cây nhân trần hoặc cây cách là những bài thuốc nam thanh lọc, mát gan, giải độc tác dụng hạ men gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan cực hay.
Men gan là gì?
Men gan hay còn gọi là enzyme được sản xuất tại gan và là nhân tố xúc tác cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Có nhiều loại men gan, trong đó bốn loại men gan thường được xét nghiệm là AST (viết cách khác SGOT, ASAT); ALT (SGPT, ALAT); GGT ; ALP.
GGT bao nhiêu là bình thường?
Các chỉ số men gan ở người bình thường là:
- AST là 20 – 40 UI/L,
- ALT là 20 – 40 UI/L,
- GGT với chỉ số 20 – 40 UI/L,
- LDH là 30 – 40 UI/L,
kKi đi so sánh các chỉ số xét nghiệm với các chỉ số này nếu cao hơn thì men gan của bạn đã cao hơn mức cho phép.
Vì sao men gan cao?
Men gan tăng có thể là do sự tác động từ trong hay ngoài gan như: các siêu virus A, B, C, D, sự tác động của các loại thuốc kháng sinh, rượu bia, thuốc lá,…
Khi gan bị tấn công bởi các virus hay các độc tố tích tụ lại sẽ khiến chúng bị tổn thương gây nên hiện tượng men gan tăng.
3 thảo dược hạ men gan an toàn, hiệu quả theo Đông Y
Diệp hạ châu đắng
Trong Đông y cổ truyền, thảo mộc này có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng tiết mật. Công dụng chính là làm mát gan, mát máu, giải độc gan… Những tác dụng này cũng đã được Y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh. Chất đắng (phyllathin, hypophyllanthin, triacontanal) trong Diệp hạ châu đắng có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là khả năng giải độc, khôi phục chức năng bình thường của gan.
Các chất này làm gia tăng lượng glutathione – chất bảo vệ gan thường bị thiếu trầm trọng ở những người thường xuyên sử dụng bia rượu. Năm 1995, các nhà khoa học Brazil cũng phát hiện tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của loài cây này. Tác dụng này được cho là do nhờ acid gallic có trong Diệp hạ châu đắng, có khả năng hỗ trợ chữa trị tình trạng viêm gan, tổn thương gan do bia rượu.
Hạ men gan bằng cây cách
Vọng cách có tên khoa học là Premma integrifolia L. Vọng cách được dân gian lưu truyền về khả năng lá cây chữa viêm gan A, chữa lỵ, tiêu hóa kém; rễ dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, sốt, chữa bệnh về gan, tiểu đường…
Năm 2008, theo kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học thuộc Viện dược liệu, Viện khoa học công nghệ, phối hợp cùng 2 trường Đại học Y và Dược Hà Nội, lá vọng cách có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và giảm đau. Cao lỏng lá Vọng cách làm giảm men gan ALT, biểu hiện tổn thương gan giảm, mật độ gan mềm hơn, bị bạc màu ít hơn, các điểm tổn thương cũng ít hơn. Kết quả của nghiên cứu này cũng đồng nhất với tác dụng bảo vệ gan, đặc biệt trước các tổn hại gây ra bởi bia rượu mà dân gian từng đúc kết kinh nghiệm. Đây là những bằng chứng khoa học đầu tiên về tác dụng sinh học của cây Vọng cách.
Hạ men gan bằng cây nhân trần
Theo sách thuốc cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn; có công dụng thanh nhiệt, được dùng để làm mát gan, chữa các chứng tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, về tác dụng đối với gan, nhân trần có khả năng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật; bảo vệ tế bào gan và phòng chống tích cực tình trạng gan nhiễm mỡ; giải nhiệt, giảm đau và chống viêm; cải thiện công năng miễn dịch và ức chế trực tiếp sự tăng sinh của tế bào ung thư.