Nhận biết triệu chứng sớm bệnh gút qua các biểu hiện: nồng độ axit uric, đau nhức về đêm, đau nhức sau khi ăn hải sản, thực phẩm giàu đạm. Phòng & điều trị gút bệnh nhân cần kiêng các loại thực phẩm giàu đạm, đồ uống có gas, thức uống có cồn.
- Đau nhức xương khớp sau khi uống rượu là bệnh gì?
- Uống rượu bia bị nhức đầu phải làm sao?
Bệnh gút là bệnh gì?
Bệnh gút là 1 dạng viêm khớp thể hiện qua những cơn đau, sưng khớp. điểm đặc thù là đau nhức, sưng, đỏ, và nóng cũng như cứng (khó cử động) trong 1 hay nhiều khớp. Không điều trị, các cơn đau cứ tái đi tái lại và có thể gây ra thương tổn khớp, gân, và các mô khác. Bệnh gout phổ biến nhất trong nam giới (trên 40).
Biểu hiện của bệnh gout dễ nhận biết nhất
Triệu chứng của Gout ở giai đoạn đầu
- Nồng độ axit uric trong máu cao nhưng lại không gây ra những triệu chứng đáng chú ý. Khi những tinh thể axit ruric này tích tụ tại 1 khớp thì thường gây ra những đợt viêm khớp cấp với biểu hiện nóng, sưng mềm và đau ở một số khớp, đặc biệt là ngón chân cái.
- Đau nhiều đến mức không chịu nổi vào ban đêm, kéo dài đến mấy tiếng.
- Sau khi cơn đau giảm đi, có thể nhận thấy dấu hiệu bệnh gút như bong tróc da hay ngứa, đau ở xung quanh khớp bị đau. Hầu hết, vùng da quanh các khớp này thường bị tím đỏ như nhiễm trùng.
- Người bệnh có triệu chứng sốt, lạnh run và khó khăn trong việc cử động cơ thể.
- Những hạt tophi nổi trên các khớp hoặc xung quanh khớp hay ở vành tai.
- Một số trường hợp người bệnh không xuất hiện các triệu chứng bệnh Gút đầy đủ nhưng khi đã xuất hiện các triệu chứng này có nghĩa là axit uric đã tích tụ và kết tủa trong một số khớp.
- Tuy nhiên cơn đau thường giảm trong vòng vài ngày hoặc 1 tuần rồi sau đó không xuất hiện cho đến khoảng 2 năm sau nên trong thời gian này có nhiều người tưởng đã khỏi bệnh.
Triệu chứng của Gout ở giai đoạn muộn
- Cơn đau khớp xảy ra thường xuyên, kéo dài và xảy ra ở nhiều khớp.
- Người bệnh gặp những cơn đau nhẹ trong vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên cũng có thể bị những cơn đau kinh khủng dai dẳng trong vài tuần hoặc đến vài tháng. Khoảng cách những cơn đau không rõ ràng, nhưng càng để bệnh lâu thì những cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.
- Viêm nhiều khớp ở tay chân có thể đối xứng kèm theo nhiều cục u xuất hiện ở các khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân, bàn chân, mắc cá, đầu gối…
- Sưng túi dịch đệm ở khủy tay, đầu gối.
- Lâu ngày các khớp có thể bị biến dạng, co cứng khó cử động hoặc teo cơ…
- Nhiều người có thể bị mắc bệnh tim mạch, sỏi thận, suy thận mạn tính,…
Phòng tránh bệnh gout như thế nào?
- Uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, sữa), đặc biệt là nước khoáng có kiềm( như nước khoáng Quang Hanh..) để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu.
- Kiêng rượu bia và các chất kích thích như ớt, cà phê, hạt tiêu.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua, măng, rau actiso. Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men…
- Sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi cả tinh thần và thể chất (lao động quá mức, chấn thương…). Cần tập thể dục phù hợp và duy trì liên tục như: đi bộ, bơi, cầu lông, bóng bàn, đạp xe…
- Đối với các bệnh nhân thừa cân và béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm mỡ. Chế độ ăn giảm đạm ( thịt ăn không quá 150g/ngày), đặc biệt cần hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều purin như phủ tạng động vật (lòng lợn tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi)…các loại thịt có màu đỏ và các loại hải sản.
Bệnh gout kiêng ăn những gì?
Bệnh gút cần kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như
- Hải sản các loại.
- Các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…
- Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
- Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
- Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: + Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
- Không ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan (Gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric).
Bệnh nhân gút cần giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như
- Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…, Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
- Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…
- Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ…
- Giảm các thực phẩm giàu chất béo như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.
Về đồ uống
- Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu,
- Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút
- Giảm các đồ uống có tính toan (có vị chua) như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.