Cơ thể bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân với nhiều vết đỏ như muỗi đốt, lan nhanh và có cảm giác nóng có thể do nổi mề đay, dị ứng thời tiết, bệnh gan, thân hoặc do bị nhiễm giun sán.
Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh gì?
Nếu chỉ dựa vào triệu chứng nổi mẩn như muỗi đốt ngứa thì rất khó xác định được bệnh lý mà bệnh nhân mắc phải. Nổi mẩn ngứa có thể xuất hiện ở bất kì dạng dị ứng nào như bệnh mề đay, bệnh viêm da cơ địa hay bệnh nhân bị chứng dị ứng thời tiết… Chỉ có thể tạm đưa ra một số nguyên nhân gây nên triệu chứng nổi mẩn ngứa như muỗi đốt là do:
Nổi mẩn ngứa do bệnh ngoài da
- Nổi mề đay: Da nổi những mẩn đỏ, ngứa, xuất hiện độ vài tiếng rồi biến đi, để rồi lại mọc ở chỗ khác trên da. Bệnh gây bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Bệnh cái ghẻ hay bệnh chấy, rận: Bệnh cái ghẻ, hay chấy, rận gây bởi những ký sinh trùng, lây từ người nọ sang người kia do sự chung đụng. Bệnh hay gây ngứa ở những vùng như kẽ ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, nách, ngực, rốn, bộ phận sinh dục. Người bị bệnh cái ghẻ ngứa nhiều hơn về buổi tối và ban đêm.
- Bệnh vảy nến: Bệnh tạo những vết đỏ, dày trên da trông giống những vẩy nến. Chúng thường hiện diện ở khuỷu tay và đầu gối nhưng có thể mọc trên da nhiều nơi, cả ở trên đầu, trên móng tay và trong miệng.
- Bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng (dị ứng thời tiết, dị ứng với một số hóa chất).
Bị ngứa do các bệnh lý bên trong, bao gồm
- Bệnh thận: Trong các bệnh nội thương, suy thận là bệnh hay gây ngứa nhất. Ngứa do suy thận nặng hơn về mùa hè.
- Bệnh gan: Bệnh gan có nhiều loại. Loại gây tắc nghẽn và ứ đọng mật (trong hay ngoài gan) cũng hay gây ngứa, chỉ đứng hàng thứ nhì sau bệnh thận.
- Bệnh cường tuyến giáp trạng: 5% những người bị bệnh cường tuyến giáp trạng gặp phải tình trạng ngứa ngáy. Ngứa bớt dần khi bệnh được chữa trị và kiểm soát.
- Những bệnh lý khác như tiểu đường, suy tuyến giáp trạng, thiếu máu do thiếu chất sắt… cũng có thể gây ngứa.
Nổi mẩn đỏ ngứa ở khắp người phải làm sao?
- Nếu mới chỉ bị một vài dấu vết thì bạn nên theo dõi tình hình như thế nào. Nếu sau một thời gian thấy các vết mụn lan rộng hoặc bị nổi thêm mụn nước, da tấy đỏ,…thì nên đi kiểm tra ngay. Các căn bệnh dị ứng rất dai dẳng vì vậy nên chạy chữa kịp thời.
- Nếu ngứa kéo dài vài ngày hay là xuất hiện và biến mất một cách thường xuyên mà không có nguyên nhân rõ ràng thì cần phải được khám và làm các xét nghiệm. Trong trường hợp nghi ngờ dị ứng, cần phải làm test da; còn nghi ngờ bệnh hệ thống thì phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan, chức năng thận, mức đường huyết, số lượng bạch cầu ái toan.
Lưu ý đối cho người bị nổi mẩn ngứa thường xuyên, phát đi phát lại
- Không nên tự tìm hoặc chế thuốc bôi lên da nếu chưa biết nguyên nhân của bệnh.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên để các loại vi khuẩn bị tẩy rửa bớt. Các bệnh mề đay, dị ứng nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy cũng không nên gãi để tránh trầy xước da thêm.
- Chưa xác định được nguyên nhân thì tốt nhân hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như lông thú nuôi, bụi hoa, bụi gỗ, bụi vải,….
- Phải bảo vệ, che chắn da cẩn thận trước khi ra khỏi nhà.
- Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược vừa có tác dụng loại bỏ hiện tượng nổi mẩn ngứa lại vừa an toàn khi sử dụng mà không gây kích ứng hay gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.