Viêm gan B do siêu vi HBV gây ra, lây lan qua đường: mẹ truyền sang con, đường máu xong việc lây truyền qua đường ăn uống, tuyến nước bọt chưa được chứng minh.
Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% (1 trong 20) người Mỹ bị nhiễm HBV. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn.
Nhiều người bị nhiễm bệnh thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết là mình nhiễm bệnh. Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B.
Khi bạn nhiễm HBV trong sáu tháng hoặc lâu hơn, bạn được coi là mắc bệnh lâu dài hoặc “mãn tính.” Theo Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 20 tới 30% trong số 1.25 triệu người Mỹ mắc bệnh viêm gan B mãn tính đã mắc bệnh trong thời thơ ấu.
Nhiều người mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng gì và vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số người bị tổn thương gan do bệnh viêm gan B, đặc biệt là nếu họ đã mắc bệnh trong nhiều năm hoặc hàng chục năm. Khoảng một phần tư số người mắc bệnh viêm gan B có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đa số các trường hợp nghiêm trọng, bệnh viêm gan B có thể gây ung thư gan và suy gan.
Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B lây nhiễm qua 3 con đường chính sau:
- Lây truyền từ mẹ sang con: Nếu cơ thể người mẹ đang mang trong mình virus viêm gan B thì khả năng em bé trong bụng mắc bệnh cũng rất lớn.
- Lây truyền qua quan hệ TD: Nếu quan hệ TD không lành mạnh, không an toàn với người mắc bệnh viêm gan B thì bạn cũng sẽ có khả năng mắc bệnh cao.
- Lây truyền qua đường máu: Việc truyền máu (nếu người cho máu mang virus viêm gan B), dùng chung kim tiêm thì bạn cũng rất dễ mắc bệnh.
Ngoài ra một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: châm cứu, xỏ lỗ tai, xăm người với vật dụng không được tiệt trùng tốt có thể lây truyền virus HBV, người bệnh viêm gan B dùng chung các vật dụng như bàn chải đánh răng, dao cạo râu… với người khác cũng sẽ khiến người xung quanh có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B.
Bệnh viêm gan B có lây qua đường giao tiếp, ăn uống, nước bọt?
- Cho tới nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh viêm gan B có thể lây truyền qua các đường trên. Do đó, nếu bạn đang sống chung với người mắc viêm gan B thì cũng không nên quá xa lánh và căng thẳng. Như vậy sẽ khiến người bệnh càng lo lắng và mặc cảm hơn.
- Khi nắm rõ được các nguyên nhân, yếu tố gây bệnh cũng như đường lây truyền của virus thì bạn vẫn có thể chung sống hòa bình với người mắc viêm gan B.
Phòng bệnh viêm gan B bằng cách nào?
- Với những người chưa miễn dịch với viêm gan B cần tiêm phòng vacxin viêm gan B càng sớm càng tốt.
- Đối với trường hợp người mẹ mắc bệnh viêm gan B thì em bé sau khi sinh cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu ngay lập tức để chống lại virus viêm gan B.
- Với những bệnh nhân viêm gan b mạn tính cần đến bệnh viện khám định kỳ từ 3-6 tháng một lần để các bác sĩ kịp thời khám và theo dõi tiến triển của bệnh.
- Đối với các cặp vợ chồng sắp cưới nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm HbsAg xem có bị nhiễm virus viêm gan B hay không.
- Có thể bảo vệ, giải độc gan và hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B bằng các thảo dược quý như mật nhân và cà gai leo. Đây là những dược đã được sử dụng lâu đời trong dân gian với tác dụng mát gan, lợi mật, tăng cường chức năng gan…