Bệnh sốt phát ban (sốt siêu vi) lây lan mạnh qua đường không khí, bệnh không nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 5-7 ngày phát bệnh đối với người có hệ miễn dịch tốt thì chỉ cần 3-5 ngày.
Sốt phát ban là bệnh gì?
Đối với người Việt Nam, những vết nổi trên toàn thân nào cũng được gọi là “ban” khiến nhiều lúc khó phân biệt những bệnh có triệu chứng này. Bệnh sốt phát ban thường được nhầm lẫn nhiều nhất với bệnh sởi, một bệnh nặng hơn nhiều. Bệnh sốt phát ban rất thông thường, hầu như em bé nào cũng từng bị qua.
Tuy nhiên, có em bị rất nhẹ, không được để ý tới, có em thì lại bị nặng hơn với đầy đủ những triệu chứng, có khi bị cả giật kinh nếu cơn sốt quá cao và bất thình lình.
Bệnh sốt phát ban thường là con siêu vi human herpes 6 (HHV6). Nhưng bệnh này cũng có thể do con human herpes 7 (HHV7) gây ra. Những con siêu vi này có liên hệ tới những con siêu vi gây ra bệnh lở miệng cold sore và bệnh herpes ở bộ phận sinh dục.
Triệu chứng sốt phát ban ở người lớn dễ phát hiện nhất
Thông thường, thời gian ủ bệnh, tức từ lúc tiếp xúc với siêu vi gây bệnh cho tới lúc có triệu chứng, là 1 tới 2 tuần. Triệu chứng gồm có:
- Sốt: Thường cơn sốt đến bất thình lình và cao, hơn 39,5 độ C (103 độ F). Em bé có thể bị đau cổ họng nhẹ hoặc hơi sổ mũi. Ngoài ra, em cũng có thể bị sưng hạch ở cổ. Cơn sốt thường kéo dài từ 3 tới 7 ngày.
- Nổi đỏ: Sau khi hết sốt, các em thường bị nổi đỏ, cũng có em không bị. Ban đỏ này thường gồm những điểm hay những mảng nhỏ mầu hồng. Những vết này thường phẳng nhưng cũng có thể hơi nổi cộm. Chung quanh những vết này có thể có một quầng trắng.
Ban thường nổi lên ở ngực, sau lưng, bụng và sau đó lan tới cổ và cánh tay, có thể lan tới chân và mặt. Ban thường không ngứa hay làm khó chịu và có thể kéo dài vài giờ tới vài ngày. Các triệu chứng khác gồm có mệt mỏi, khó chịu, tiêu chảy nhẹ, kém ăn, mí mắt sưng…
Sốt phát ban ở người lớn có lây không?
PGS. Phong cho biết, bệnh sốt phát ban do vi-rút lây lan rất mạnh, phát tán qua đường hô hấp vào không khí, những người không có miễn dịch hoặc miễn dịch kém thì khả năng lây nhiễm cao. Thông thường, bệnh không nguy hiểm nhưng hầu hết sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, không làm việc được. Đặc biệt, bệnh “chưa phát đã lây”. Đó là khi người mắc bệnh bị sốt cao đột ngột, đau người, viêm đường hô hấp, ho, chảy nước mũi… thì có nghĩa là trước đó nguồn bệnh đã lây lan, phát tán cho người khác rồi. Với người mắc bệnh, sau 2 – 3 ngày xuất hiện các triệu chứng trên sẽ nổi ban ở mặt, gáy và lan ra khắp người rồi mất dần (các biến chứng của sởi thường xuất hiện sau khi hết phát ban).
Do bệnh có nguy cơ lây lan cao, vì thế khi sốt chưa rõ nguyên nhân cần cách ly ở phòng riêng, không đến chỗ đông người. Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lau người bằng nước ấm. Khi có sốt cao, phải đến khám tại các cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và cách điều trị đúng. Mùa thu đông chính là thời điểm dễ mắc và phát bệnh nên cần chú ý vệ sinh và phòng bệnh, PGS. Phong khuyến cáo.
Sốt phát ban ở người lớn kéo dài bao lâu?
Người bị sốt siêu vi thường khỏi bệnh sau 7 ngày. Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm rất dể biến chứng sang viêm phế quản phổi. Đây là biến chứng nặng thường gặp và hay bùng phát thành dịch với diển biến phức tạp và nguy hiểm.
Sốt phát ban có được tắm không?
Với các bệnh phát ban, việc kiêng tắm cũng không cần thiết. Quan điểm nước sẽ làm bệnh nặng hơn là không có cơ sở khoa học. Lúc này, da đang không khỏe mạnh nên càng cần được làm sạch để tránh viêm nhiễm. Nhất là ở trẻ em, làn da rất mỏng manh, sức đề kháng kém, trẻ lại không kiềm chế được việc gãi khi ngứa. Do đó nếu để da bẩn, trẻ sẽ mệt mỏi thêm, dễ bị viêm da, thậm chí bội nhiễm, rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ đang ốm mà mẹ cứ đưa ra tắm như bình thường. Lúc này cơ thể trẻ đang yếu, vì vậy cần tắm một cách thận trọng. Dùng nước hơi ấm, rửa từng phần một, đầu tiên là mặt, cổ, sau đó đến tay, ngực – bụng, lưng, hai chân… Làm sạch xong phần nào, thấm khô và quấn khăn cho trẻ phần đó, rồi mới tiếp tục. Nên làm nhanh, nhẹ nhàng.
Cách phòng bệnh sốt phát ban hiệu quả nhất là hạn chế tiếp xúc người mới
- Hạn chế tiếp xúc thường xuyên với người bệnh.
- Luôn mang khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh ăn uống, môi trường sống thoáng mát ,sạch sẽ.
Khi nào cần đưa bệnh nhân đi viện, bác sĩ?
Các loại kháng sinh không phải là biện pháp loại trừ nguyên nhân gây bệnh. Cần đến khám trung tâm y tế nếu có một trong các biểu hiện sau:
- Sốt cao không hạ hoặc co giật.
- Ngủ nhiều li bì, khó đánh thức.
- Nôn ói nhiều, không ăn uống được.
- Tiêu ra máu.
- Thở mệt, tím tái
- Xuất hiện những chấm xuất huyết ở da, toàn thân.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.