Thông tin từ bệnh viện Nhi Trung ương (BVNTW) cho biết, từ đầutháng 8/2022 đến nay, số ca bệnh Adenovirus dương tính phát hiện tại BVNTW gia tăng đột biến. Tính đến ngày 12/9/2022, tổng số ca nhiễm Adenovirus được ghi nhận tại Bệnh viện là 412 ca, nhiều hơn cả năm 2024 và tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ, trong đó đã có 6 trường hợp bệnh nhi tử vong có nhiễm Adenovirus.
Adenovirus là vi rút mới à?
Vi rút cũ rích, dân nhi khoa hay hô hấp ai mà không biết.
Adenovirus cũ rích sao bữa nay lại bàn dzữ vậy?
Rất và rất có thể có điều kiện xét nghiệm nên mới “lòi ra” vi rút này gây bệnh hô hấp ở trẻ em. Chắc cũng giống như cúm trái mùa cách đây vài tháng.
Adenovirus là gì?
Adenovirus được phân lập lần đầu năm 1953 từ các mảnh hạch hạnh nhân và tổ chức tuyến được cắt bỏ sau khi phẫu thuật.
Các nhà khoa học xác định được rằng, ADN của virus là một sợi thẳng có chứa nhiều gen quy định type huyết thanh, bộ gen của virus có chứa 35.000 – 36.000 cặp base.
Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Adenovirus có sức đề kháng tương đối bền vững. Virus có thể tồn tại và còn khả năng gây nhiễm ở 36 độ C trong 7 ngày, 22 độ C trong 14 ngày và 4 độ C trong 70 ngày. Virus bị mất độc lực nhanh và chết ở 56 độ C từ 3 đến 5 phút. Adeno virus được giữ lâu dài trong điều kiện đông khô hoặc đông băng.
Đến nay có khoảng trên 100 type, trong đó có 47 type gây bệnh ở người và khoảng 60 type gây bệnh ở động vật. Trong tổng số 47 type gây bệnh ở người có 1/3 số type đã được xác định là căn nguyên gây bệnh nhiễm trùng Adenovirus ở người, một vài type được cho là nguyên nhân gây ung thư thực nghiệm trên động vật. Đây là loại virus nguy hiểm gây ra bệnh ở cả người và động vật.
Ở người, từng type virus sẽ gây ra những bệnh khác nhau:
- Type 1-5, 7, 14 và 21 vừa gây bệnh viêm họng hạch vừa gây bệnh viêm kết mạc.
- Type 40 và 41 thường gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.
- Các trường hợp mắc bệnh nặng thường do Adenovirus type 5, 8, 19 gây ra.
Cũ rích là sao?
Vì đây là vi rút đường hô hấp, được kể xưa thật là xưa gây bệnh hô hấp ở con người, đặc biệt là con nít và đặc biệt là con nít nhỏ.
Adenovirus, RSV (vi rút hợp bài), cúm là các vi rút xà quần quanh năm, khi ít khi nhiều gây bệnh cho người.
Cũ rích thì sao?
Thì đường lây, triệu chứng , thời gian bệnh, tại sao có người nặng người nhẹ biết lâu rồi: nóng, ho, xổ mũi như cảm, như viêm hô hấp. Có trẻ nhẹ nhàng, cũng có trẻ rầm rộ tới mức thở mệt phải đi viện. Con vi rút này cũng là tác nhân gây ra những đợt dịch đau mắt đỏ.
Cũ rích thì sao nữa?
Thì cách theo dõi bệnh, điều trị và phòng ngừa cũng cũ rích luôn
Không có thuốc điều trị đặc hiệu vì đa số tự hết, chữa cũng như những đợt viêm hô hấp do virút (chờ tự khỏi).
Thường trẻ trở nặng là do miễn dịch kém hay do nhiễm thêm vi trùng nhất là vi trùng kháng thuốc.
Vi rút này khoa học chưa có làm vaccin vì nó có nhiều chủng lắm. Cho nên phòng ngừa vẫn là rửa tay, người lớn bị cảm phải tránh xa trẻ nhỏ, khẩu trang…
Uống đủ nước, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng
Chích ngừa 6 trong 1, phế cầu, cúm vì nếu bị nhiễm Adenovirus và nhiễm thêm mấy thứ đó là mệt lắm
6. Cũng có thể vì giãn cách, trẻ ít ra giang hồ nên miễn dịch dần dần với các vi rút không có nên vừa mới ào ào ra giang hồ thì bệnh thôi ( không có cách khác)
Chắc bàn vài bữa sẽ hết bàn, giống như viêm gan bí lù, bí ẩn, đậu mùa khỉ khô, cúm trái mùa trái nết.
BÌNH TĨNH- KHÔNG CÓ GÌ MỚI CẢ
Nguồn: BS. Trương Hữu Khanh