Ngạt đường thở do bị dị vật hoặc thức ăn có thể gây ra cho trẻ những biến chứng khó lường, đe dọa đến tính mạng. Vậy dị vật đường thở là gì? Cách xử lý khi trẻ bị ngạt thở như thế nào đúng nhất để nhanh chóng đưa trẻ thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
Dị vật đường thở là gì?
Dị vật đường thở là trường hợp các dị vật ở thể lỏng hoặc rắn xâm nhập vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản thông qua miệng hoặc mũi. Đây là tai nạn nguy hiểm có thể gây chết người nếu không xử ls kịp thời, đặc biệt gặp ở trẻ em.
Theo thống kê, mỗi năm có hơn 2.000 bệnh nhân bị tử vong do biến chứng dị vật đường thở và tỷ lệ này cao ở trẻ em từ 1 – 6 tuổi.
Nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc dị vật đường thở
Có nhiều nguyên nhân gây ra dị vật đường thở, gồm:
- Trẻ em thường có thói quen ngậm đồ chơi và thức ăn vào miệng.
- Trong quá trình ăn, trẻ không cẩn thận để dị vật vướng vào cổ.
- Do hít mạnh và sâu đột ngột.
- Khóc, cười nhiều cũng khiến dị vật mắc vào đường thở.
- Cho trẻ vừa chơi vừa ăn dễ bị gây sặc.
Đối với trẻ, rất cả các thứ có thể đưa vào miệng hoặc mũi như viên bi, hạt gạo, hạt cườm, nút áo,…
Biểu hiện khi trẻ bị mắc dị vật
– Trẻ đột ngột ho liên tục, sặc sụa, khó thở, tím tái nhanh chóng.
– Lờ đờ, vã mồ hôn, hôn mê.
– Hơi thể yếu, khóc yếu, ý thức tụt dần.
Biến chứng khi bị mắc dị vật đường thở
Khi trẻ bị mắc dị vật đường thở nếu không xử lý kịp thở có thể gây ra các biến chứng sau:
- Viêm phế quản.
- Xẹp phổi hoặc áp xe phổi, tràn mủ màng phổi.
- Tràn khí vào phổi do dị vật sắc đâm thủng khí quản.
- Giãn phế quản do dị vật bị bỏ quên lâu.
- Sẹo hẹp thanh quản.
- Gây tử vong.
Cách xử lý khi trẻ bị mắc dị vật đường thở
Việc sơ cứu trẻ mắc dị vật đường thở rất quan trọng.
- Đối với trẻ trên 2 tuổi
Hãy để trẻ ở tư thế đứng hoặc ngồi vào ghế tựa, người sơ cứu đứng sau lưng nạn nhân dùng 2 cánh tay ôm vòng ra trước bụng. Tay này nắm chồng lên tay kia và đặt ở phần bụng dưới tại vị trí xương ức và trên rốn. Ấn mạnh liên tục 5 lần theo hướng từ dưới lên để đẩy dị vật ra ngoài.
- Đối với trẻ dưới 2 tuổi
Bạn có thể tiến hành sơ cứu theo hai cách là ấn ngực và vỗ lưng:
Ấn ngực: Dùng 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng dưới xương ức và trên rốn) của trẻ. Ấn liên tục 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới để trẻ khạc được dị vật ra ngoài.
Vỗ lưng: Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của mình, đầu cúi xuống đất. Cần giữ cho chắc cổ và đầu của trẻ không bị tuột Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng ở giữa hai xương bả vai.
Sau khi sơ cứu tại chỗ, nếu dị vật vẫn không được lấy ra ngoài thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để xử lí kịp thời.
Phòng ngừa dị vật đường thở ở trẻ nhỏ
Để phòng ngừa trẻ bị mắc dị vật đường thở, bố mẹ cần lưu ý:
- Không ép ăn khi trẻ đang khóc hoặc đang vui đùa, cười nhiều.
- Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm dễ bị hóc như nguyên hạt.
- Hãy tập trẻ thói quen không cho đồ vật vào miệng để ngậm mút.
- Nếu thấy trẻ đang ngậm đồ vật, bạn cần bình tĩnh, không la hét, mắng vì sẽ làm trẻ sợ dễ gây hốc dị vật hơn.
Trên đây là những thông tin để bố mẹ cần biết về tình huống trẻ bị mắc dị vật đường thở. Nếu không xử lý nhanh, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý phòng tránh các biện pháp như trên.