Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh. Trẻ đổ mồ hôi trộm phải làm sao là mối quan tâm lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị ngay trong bài viết dưới đây.
Vì sao trẻ đổ mồ hôi trộm?
Trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi cho bú. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân sau:
- Do đắp quá nhiều chăn hoặc phòng ngủ quá bí nên trẻ thường dễ bị toát mồ hôi.
- Hệ thần kinh của trẻ vẫn còn non nớt, chưa ổn định, vì vậy cơ chế điều tiết mồ hôi sẽ phụ thuộc vào sự điều hòa của hệ thần kinh.
Với những trẻ có dấu hiệu đổ mồ hôi bất thường cả ngày lẫn đêm, có thể là do:
- Do thiếu vitamin D3: Đa phần trẻ đổ mồ hôi trộm là dưới 12 tháng. Đây là giai đoạn hệ xương của trẻ phát triển nhất nên sẽ có dấu hiệu đổ mồ hôi ở vùng trán, sau gáy.
- Mắc bệnh tim bẩm sinh: Nếu tình trạng đổ mồ hôi trộm không chỉ xảy ra vào lúc ngủ mà cả khi thức, có thể là dấu hiệu trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Nếu thấy các dấu hiệu: thở nhanh, vã nhiều mồ hôi, ít vận động,… hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám.
- Mắc chứng rối loạn tăng tiết mồ hôi: Nguyên nhân tăng tiết mồ hôi có thể là do bẩm sinh hoặc tăng hoạt động tuyến giáp.
Đổ mồ hôi trộm có nguy hiểm không?
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe:
– Trẻ khó chịu, bức rứt, ngủ không ngon giấc: Sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, không ngủ sâu giấc, làm chậm phát triển thể chất và trí tuệ.
– Thân nhiệt giảm sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp: Gây ra các bệnh ho cảm, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…
– Mồ hôi tiết ra nhiều khiến trẻ mất nước: Cơ thể thiếu nước sẽ trở nên khô, mệt mỏi, tiểu ít, táo bón, rối loạn tiêu hóa,… lâu dần trẻ sẽ suy kiệt, mất sức, suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Các mẹo chữa mồ hôi trộm cho trẻ
Cho trẻ tắm nắng
Tắm nắng là cách vừa giúp tổng hợp vitamin D và chữa đổ mồ hôi trộm cho trẻ hiệu quả. Vì đôi khi triệu chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nguyên nhân là do thiếu vitamin D.
Thời điểm tốt nhất để cho trẻ tắm nắng là từ 6h30 – 7h30 vào buổi sáng mùa hè, còn vào mùa mưa, lạnh thì bạn cho trẻ tắm nắng muộn hơn chút nhé tầm khoảng 8h – 9h sáng. Mỗi lần tắm nắng chỉ khoảng 15 phút, nơi có nắng, ít gió để hạn chế trẻ bị nhiễm lạnh.
Lá đinh lăng “khắc tinh” mồ hôi trộm
Lá đinh lăng có nhiều công dụng, trong đó giúp trị mồ hôi trộm ở trẻ rất tốt. Mẹ hãy lấy lá đinh lăng phơi khô rồi bỏ vào bao gối hoặc trải xuống giường của bé để giúp thông kinh lạc, bé sẽ ngủ ngon giấc, không bị giật mình, tránh đổ mồ hôi.
Thành phần bao gối có lá đinh lanh đem phơi khô, sao vàng rồi bỏ thêm bông gòn vào với tỉ lệ 50:50. Hãy cho bé nằm gối này khoảng 1 tuần sẽ thấy cải thiện triệu chứng đổ mồ hôi.
Sử dụng lá dâu tằm và rau má
Trong đông y, lá dâu tằm và rau má đều là hai nguyên liệu chữa chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả.
Cách sử dụng: Lấy khoảng 10g lá dâu tằm, 5g rau má phơi khô rồi để vào lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi lần, mẹ hãy lấy ra một ít lá dâu tằm và rau má cho vào nước ấm khoảng 200ml nước ngâm khoảng 15 phút rồi cho bé uống.
Dùng lá lốt
Không chỉ là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn, nhờ có đặc tính ấm, vị nồng và thơm, lá lốt có tác dụng giúp đào thải chất độc và hỗ trợ chữa trị trẻ đổ mồ hôi trộm.
Cách sử dụng: Lấy khoảng 10 lá lốt tươi đun với nước sôi khoảng 5 phút rồi để nguội, cho tay và chân bé vào ngâm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày mẹ sẽ thấy bé hết đổ mồi hôi. Hoặc có thể phơi khô lá lốt rồi nấu nước cho bé uống để đạt hiệu quả nhanh hơn.
Với những mẹo trên sẽ giúp mẹ biết cách chữa tình trạng trẻ đổ mồ hôi trộm ngay tại nhà với những nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho sức khỏe. Hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ đổ mô hôi trộm, nếu có dấu hiệu bất thường có liên quan đến bệnh lý thì hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán kịp thời.