Khi trẻ bị sốt, mẹ thường cho trẻ dùng thuốc để hạ sốt. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Với 7 cách hạ sốt cho trẻ an toàn không cần dùng thuốc dưới đây sẽ giúp mẹ yên tâm hơn.
Khi trẻ sốt cao có rất nhiều nguyên nhân có thể do bị nhiễm virus, nhiễm trùng hoặc mọc răng. Việc cho trẻ dùng nhiều thuốc hạ sốt sẽ gây ra tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa hoặc làm nhờn thuốc nên sẽ không gây hiệu quả cho những lần sau. Vì vậy, nhiều người truyền tai nhau cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ bằng bằng phương pháp dân gian.
Cách hạ sốt cho trẻ an toàn không dùng thuốc
1. Chanh tươi
Chanh là một trong những nguyên liệu có tính mát, rất tốt để hạ sốt cho trẻ. Bạn hãy rửa sạch 1 quả chanh, cắt đôi rồi chà lên trán, ngực, tay, chân cho trẻ. Tránh chà chanh lên vùng da bị trầy xước hoặc da bị nhạy cảm sẽ làm trẻ rát. Kiên trì dùng cách này mỗi khi trẻ sốt thay vì dùng thuốc.
2. Rau tần
Ngoài tác dụng làm gia vị cho các món ăn, rau tần còn biết đến là vị thuốc chữa ho, hạ sốt cho trẻ khá tốt.
Khi trẻ bị sốt, mẹ hãy hái một ít lá rau tần khoảng 7 – 9 lá rửa sạch rồi giã nát cho thêm 1 ít muối và 1 ít nước ấm, vắt lấy nước cho trẻ uống khoảng 1 muỗng. Bã rau tần còn lại cho thêm ít giấm hoặc rượu trắng trộn vào thoa khắp người trẻ.
3. Cây nhọ nồi
Theo Đông y, nhọ nồi có tính lành, vị chua, ngọt và giúp lương huyết, cầm máu, bổ huyết, ích âm,… chữa chảy máu cam, mề đay và sốt cao. Dân gian có bài thuốc dùng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ. Cách thực hiện đơn giản: Lấy một nắm nhọ nồi rửa sạch, đem giã nát, lọc lấy nước cho bé uống. Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, mẹ hãy đun sôi rồi để nguội rồi cho uống.
4. Lá tía tô
Theo Đông y, lá tía tô chứa tinh dầu perillaldehyd, limonen, α-pinen, hydrocumin, L-perrilla alcohol, có tác dụng chữa ho, giải độc, tiêu đờm và hạ sốt. Mẹ có thể sử dụng lá tía tô khá lành tính nên mẹ có thể sử dụng để hạ sốt cho trẻ.
Cách làm: Lấy khoảng 10 lá tía tô rửa sạch rồi giã nát vắt lấy nước, cho thêm một ít muối vào đem cho trẻ uống.
5. Lau khăn ấm
Một cách hạ sốt cho trẻ là mẹ hãy giặt khăn ấm liên tục để lau mát khắp cơ thể. Đầu tiên, mẹ hãy cởi hết quần áo rồi dùng 2 chiếc khăn sữa nhúng vào nước ấm, vắt ráo rồi thoa lên đầu và 2 nách, bẹn của trẻ.
Nước ấm sẽ làm hạ thân nhiệt cho trẻ, làm giãn các mạch máu giúp cơ thể trẻ được mát. Tiếp tục lau như vậy đến khi cơ thể trẻ hạ nhiệt độ xuống dưới bình thường. Mẹ hãy lau khoảng 10 – 15 phút nhé.
6. Cho trẻ uống nhiều nước
Khi trẻ bị sốt, cơ thể sẽ toát ra mồ hôi nhiều nên dẫn đến mất nước, kiệt sức, miệng khô, nếu kéo dài sẽ dẫn đến mất nước. Vì vậy, mẹ cần phải cho trẻ uống nhiều nước để bù nước và điện giải như hydrite, oresol,… Việc này sẽ nhằm thanh lọc, bù nước, giúp cơ thể trẻ giảm sốt, mau bình phục. Nếu trẻ còn đang trong giai đoạn bú, mẹ cần cho trẻ bú sữa nhiều hơn.
7. Dùng khoai tây
Lấy một củ khoai tây rửa sạch cắt lát mỏng rồi ngâm với giấm táo để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 10 phút. Tiếp đó, bạn hãy đắp lên trán của trẻ, đắp thêm 1 chiếc khăn sữa lên, giữ 20 phút rồi lấy ra.
Một số lưu ý khi hạ sốt cho trẻ
- Bổ sung vitamin C qua nước cam, chanh, bưởi cho trẻ để tăng sức đề kháng, bù nước và mau hạ sốt.
- Không nên ủ ấm, cho trẻ mặc nhiều quần áo, khi trẻ bị sốt nên mặc quần áo thông thoáng, mát mẻ.
- Mẹ cho trẻ ăn cháo loãng để dễ tiêu hóa vì lúc này cơ thể mệt mỏi trẻ sẽ thường biếng ăn.
- Không dùng khăn lạnh hoặc nước đá, cồn để lau người cho trẻ để hạ sốt.
- Không cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay sau khi trẻ mới sốt, chỉ nên uống khi trẻ sốt trên 39 độ C.
- Nếu đã áp dụng các cách trên nhưng tình trạng sốt của trẻ không giảm, bạn hãy đưa trẻ đi bệnh viện kịp thời.
- Khi thấy trẻ sốt kèm co giật, bạn không nên dùng vật cứng để cậy miệng bé hay cố gắng dùng sức để giữ bé lại mà cho bé nằm nghiêng rồi đưa đến bệnh viện.
- Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt aspirin vì có thể gây tổn thương não.
Với những cách trên đã giúp mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ khi bị sốt. Hạ sốt cho trẻ không bằng thuốc là biện pháp an toàn, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.